Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Thủ tướng đặt 3 mục tiêu cho ngành Công Thương
Thế Hải - 28/12/2019 10:31
 
3 mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành Công Thương gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo phải tăng 12%; Xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD ngay trong năm 2020; Tăng trưởng thương mại nội địa, bán lẻ hàng hoá đạt tăng trưởng 12%.

Tổng quy mô xuất nhập khẩu vượt 500 tỷ USD, xuất siêu năm thứ 4 liên tục với giá trị xuất siêu 10 tỷ USD, 32 ngành hàng xuất khẩu tỷ USD, nhiều dự án lớn được đưa vào vận hành...đó là những kết quả của ngành công thương trong năm 2019.

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết ngành Công thương 2019 và mục tiêu 2020, Tủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp “không bàn cãi” của ngành công thương Việt Nam, của tất cả các doanh nghiệp trong ngành công thương Việt Nam trong phát triển kinh tế đất nước. 

Hàng hóa mang thương hiệu Việt đã có tại siêu thị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Tính đến hết năm 2019, đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Năm qua, nhiều ngành sản xuất lớn tiếp tục có sự trưởng thành, ghi điểm về xuất khẩu và mở rộng năng lực sản xuất.

Dệt may, ngành hàng xuất khẩu xấp xỉ 40 tỷ USD cũng có những kết quả đáng kể. Đến dự Hội Nghị, ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Viitsas) cho biết, năm 2019, ngành dệt may xuất khẩu 39 tỷ USD, xuất siêu đạt 17 tỷ USD, tạo việc làm cho 3 triệu lao độn.

 

Tổng quy mô ngoại thương của nền kinh tế đã lên đến 517 tỷ USD, mức kỷ lục chưa từng có, trong đó, riêng xuất khẩu đạt hơn một nửa, là nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 thế giới với 264 tỷ USD, đặc biệt cán cân thương mại hàng hóa đạt thặng dư kỷ lục xấp xỉ 10 tỷ USD, một con số mà hàng chục năm trước đây chúng ta không thể hình dung nổi.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Vũ Đức Giang cho biết do những tác động của môi trường, nhiều địa phương không mặn mà thu hút đầu tư vào phần cung thiếu hụt của ngành, gây ách tắc lớn. Do đó, nếu không có quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch để xử lý nước thải, bù đắp nguồn cung thiếu hụt, thì những FTA mà Việt Nam đã vất vả ký theo ông Giang sẽ khó có thể tận dụng được.

 

Việc thiếu quy hoạch cũng khiến cho nhiều địa phương tự cấp giấy phép đầu tư, không có chiến lược xuyên suốt nên nhiều vùng chồng chất nhà máy may, gây nên sự cạnh tranh lao động rất quyết liệt.

"Nếu không nhanh chóng giải quyết các điểm nghẽn, dệt may sẽ khó tận dụng được các ưu đãi mà các FTA mang lại", ông Giang nói.

Những ngày cuối năm này, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn diễn ra rất sôi nổi tại các doanh nghiệp. Ông Phạm Văn Tài, Tổng giám đốc Thaco cho biết, trong năm 2019, Thaco đã xuất khẩu được 186 xe đến 5 nước ASEAN, cùng 14,5 triệu USD linh kiện phụ tùng, làm tiền đề để năm 2020 sẽ xuất khẩu hơn 1.000 xe các loại, 21 triệu USD linh kiện.

"Ngay trong ngày 28/12/2019, Thaco sẽ  thực hiện lễ bàn giao xe Thaco Bus thương hiệu Việt Nam sang Philippines - kết quả 3 năm công ty nghiên cứu khảo sát thị trường để thiết kế và phát triển sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, vượt qua được các rào cản kỹ thuật và thủ tục đăng kiểm của nước bạn", ông Tài thông tin.

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2020, nhiều sự kiện quan trọng của đất nước sẽ diễn ra, các cấp, các ngành, trong đó ngành Công Thương phải nhận thức được nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện mọi mặt phải tốt hơn 2019, tiếp tục phương châm hành động, bứt phá để  về đích vượt so với kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Theo đó, 3 mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho ngành Công Thương gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo phải tăng 12%; Xuất khẩu chạm mốc 300 tỷ USD ngay trong năm 2020; Tăng trưởng thương mại nội địa, bán lẻ hàng hoá đạt tăng trưởng 12%. 

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công Thương cần bám sát tình hình sản xuất và thị trường, kịp thời đề xuất tháo gỡ vướng mắc thị trường. 

Triển khai đồng bộ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và chú trọng các thị trường tiềm năng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đổi mới phương thức quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực theo hướng chuyển tư duy quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư.

Ngành Công Thương cần tiếp tục  xử lý những dự án thua lỗ kéo dài. Phải bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống, không để mất điện là mệnh lệnh. Đầu tư ngành điện phải theo hướng phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Cần xem xét kỹ, rất hạn chế việc phát triển mới các dự án điện than và cần kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường.

Phải nâng cao năng suất nội ngành của các ngành công nghiệp; phát triển ngành công nghiệp Việt Nam phải giảm phụ thuộc vào lợi thế không bền vững của nguồn tài nguyên như dầu thô, dầu mỏ, thay vào đó phải chuyển ngành công nghiệp dựa trên khai thác tự nhiên sang nền công nghiệp dựa trên nền tảng sáng tạo lấy khoa học công nghệ làm động lực và nền tảng cạnh tranh.

Ngàn Công thương phải cơ cấu lại mạnh mẽ ngành công nghiệp, phải bám vào tăng năng suất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đồng thời, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện nhằm tham gia sâu và có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

2019 là năm thứ 4 xuất siêu liên tiếp của Việt Nam
Với mức xuất siêu cao kỷ lục 9,1 tỷ USD trong 11 tháng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 11 tháng tăng 7,8% so với cùng kỳ, Bộ Công Thương cho biết,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư