
-
Sắp điều chỉnh mức thu phí dịch vụ tại trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân
-
Đồng Tháp đón dự án đầu tư sản xuất cụm dây dẫn điện cho ô tô, mô tô
-
TP.HCM: Nhiều dự án chống ngập sẽ hoàn thành trước dịp lễ 30/4
-
Sơn La xin dừng triển khai cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức PPP -
Cần Thơ lập Tổ công tác rà soát các dự án đầu tư -
Long An hình thành vùng kinh tế công nghệ cao theo mô hình Hàn Quốc
Quyết định của Thủ tướng đưa ra trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng. Biện pháp đưa khỏi quy hoạch và giãn tiến độ các dự án xi măng, người đứng đầu Chính phủ cho biết “nhằm hạn chế gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước”. Theo đó, 9 dự án đưa ra khỏi quy hoạch gồm: Hà Tiên – Kiên Giang, Trường Sơn – Rô Li, Hợp Sơn, Ngọc Hà, VINAFUJI Lào Cai, Thanh Trường, Sơn Dương, Quang Minh, Cao Bằng. Bảy dự án được Thủ tướng yêu cầu phải giãn tiến độ sang giai đoạn sau năm 2015 gồm: Hệ Dưỡng II, Mỹ Đức, Thanh Sơn, Tân Thắng, Đô Lương, Tân Phú Xuân, Nam Đông. Riêng dự án Xuân Thành 2 (Hà Nam) được đưa vào Danh mục các dự án xi măng dự kiến vận hành trước năm 2015. Hiện nay nhiều nhà máy xi măng lâm vào "khủng hoảng thừa" do thị trường bất động sản đóng băng Ngoài ra, Thủ tướng cũng chỉ thị cho bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có biện pháp giám sát việc thực hiện các dự án theo đúng tiến độ điều chỉnh; chủ động xây dựng các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu xi măng đáp ứng yêu cầu sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả.
Đồng thời, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) thống nhất giải pháp nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu xi măng, hạn chế gây thiệt hại cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong nước.
Bộ Xây dựng cũng đã thành lập đoàn kiểm tra các dự án đầu tư nhà máy xi măng dự kiến vận hành trong giai đoạn 2012-2015 theo quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam.
Vào đầu năm nay, Hội Vật liệu xây dựng cũng đã có kiến nghị lên Thủ tướng, bộ Xây dựng nêu lên thực trạng khó khăn làm nhiều không bán được của ngành xi măng Việt Nam. Theo kiến nghị này Chủ tịch Hội VLXD Trần Văn Huynh nêu thực trạng hiện nay có 46 công ty sản xuất kinh doanh xi măng, lắm thương hiệu, lắm đầu mối (chỉ có Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam- Vicem có công suất hơn 20 triệu tấn/năm) nhưng rất ít đơn vị sản xuất có hiệu quả được thị trường chấp nhận, hầu hết ngành xi măng đang lâm vào "khủng hoảng thừa". “Bởi vậy, cần sớm hình thành các tổ hợp sản xuất xi măng lớn của Việt Nam, đủ sức mạnh cạnh tranh, làm chủ thị trường xi măng Việt Nam”, nêu thực trạng và đề xuất giải pháp”, Chủ tịch Hội VLXD nói. T.Chí
Theo Dân trí
-
Kết quả PCI năm 2020: Hải Phòng lấy lại đẳng cấp -
Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường vành đai 4 làm "huyết mạch" phát triển kinh tế trong 5 năm tới -
Không để rào cản làm chậm bước chân nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam -
Đồng Tháp đón dự án đầu tư sản xuất cụm dây dẫn điện cho ô tô, mô tô -
TP.HCM: Nhiều dự án chống ngập sẽ hoàn thành trước dịp lễ 30/4 -
Sơn La xin dừng triển khai cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức PPP
-
Hè rộn ràng với gói ưu đãi Mega Sale 2021 chỉ từ 550.000 đồng/khách tại chuỗi khách sạn Mường Thanh
-
Manulife Việt Nam tri ân đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản thông qua món quà bảo vệ
-
Cơ hội vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Dây chuyền sản xuất thuốc độc tính cao đầu tiên của Việt Nam tại Bình Dương
-
Lãi tăng, Nhựa Tiền Phong tăng mức trả cổ tức năm 2020 lên 25%
-
Long An - “Rồng” Tây Nam Sài Gòn đang thức tỉnh