-
Bí thư Tỉnh ủy Nam Định giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng -
Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2025 -
HĐND TP.HCM họp kỳ chuyên đề, trình cơ chế hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo -
Chất vấn tại Quốc hội đã thành công tốt đẹp với những cam kết mạnh mẽ -
Thủ tướng: Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân -
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Peru
Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh Duy Linh . |
Chiều 12/11, sau khi báo cáo một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trực tiếp của đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, 46 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) nêu vấn đề, Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất bộ máy hành chính thì phải gắn phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn tồn tại hạn chế như việc rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật chuyên ngành còn chậm. Việc phân cấp, phân quyền chưa tính tới đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, khả năng quản lý của từng cấp, ngành. Chưa phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của từng địa phương.
Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết giải pháp đẩy mạnh hơn nữa phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ với các bộ, ngành địa phương thời gian tới?
Trả lời đại biểu, Thủ tướng nói phân cấp, phân quyền là vấn đề lớn. Trên thực tế đã làm, riêng nhiệm kỳ này, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành 14 luật, 9 nghị quyết liên quan và bổ sung, thay thế 27 nghị quyết. Nhưng, theo Thủ tướng, “vướng chủ yếu tập trung ở Trung ương, phải nói thật là như vậy. Đây là nút thắt lớn”.
Về giải pháp, Thủ tướng cho biết sẽ rà soát lại quy đinh của pháp luật. thể chế quy định của Đảng, rà soát tính toán lại chức năng nhiệm vụ cuả các cơ quan, tăng cường kiểm tra, giám sát.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) chất vấn, Chính phủ và Thủ tướng đã xác định cải cách thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đạt được kết quả quan trọng tháo gỡ rào cản tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết thời gian tới Thủ tướng chọn vấn đề gì là điểm nhấn quan trọng?
Hôi âm đại biểu, Thủ tướng cho biết trong cải cách thể chế, ông sẽ chọn phân cấp, phân quyền. Ngoài thể chế, phân cấp, phân quyền, điểm nghẽn của điểm nghẽn như Tổng Bí thư Tô Lâm nói, thì ưu tiên hiện nay là tăng trưởng.
Ưu tiên tăng trưởng thì phải có nguồn lực. Nếu tăng trưởng bình bình như hiện nay khoảng 6-7% thì khó đạt mục tiêu 100 năm. Do đó, phải ưu tiên cho tăng trưởng. Mà muốn thế phải tháo gỡ thể chế để huy động mọi nguồn lực của nhà nước, nhân dân, hợp tác công tư, nguồn lực nước ngoài, người đứng đầu Chính phủ trả lời.
Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) dẫn báo cáo kinh tế - xã hội do Thủ tướng trình bày tại Kỳ họp 8 có nội dung: Việc phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập, vẫn còn tập trung nhiều ở Trung ương, vẫn còn tình trạng chưa đúng vai thuộc bài. Và thực tế phân cấp, phân quyền và phân bổ nguồn lực vẫn chưa thật đồng bộ với nhau. Có việc Trung ương phân bổ nguồn lực, nhưng không phân cấp, phân quyền cho địa phương và ngược lại. Điển hình là Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nên phát sinh nhiều vướng mắc, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện chương trình tại các địa phương.
Đại biểu Mai muốn Thủ tướng cho biết thêm giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập nêu trên để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm: "Địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8 vừa qua.
“Tôi cũng hay nói nhiều lần, phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, năng lực thực thi, kiểm tra giám sát. Với vấn đề cụ thể đại biểu nêu, chúng ta đang xử lý một luật sửa nhiều luật để phân bổ nguồn lực đi đôi với phân cấp phân quyền. Tập trung một số việc vướng mắc để tháo gỡ để phân bổ nguồn lực cho địa phương với tinh thần địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, người đứng đầu Chính phủ hồi âm đại biểu.
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về xử lý các dự án tồn đọng, ngân hàng yếu kém, Thủ tướng nêu rõ, vừa qua, có nhiều dự án tồn đọng kéo dài. Đến nay, với sự nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, 12 dự án yếu kém kéo dài đã cơ bản xin xong chủ trương của Bộ Chính trị, đã được Bộ Chính trị đồng ý. Trên cơ sở đó, vấn đề nào thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ xử lý; vấn đề nào vượt quyền hạn của Chính phủ, Chính phủ sẽ báo cáo xin ý kiến Quốc hội.
Từ kinh nghiệm xử lý 12 dự án yếu kém, chúng ta sẽ tiếp tục vận dụng xử lý các dự án tồn đọng còn lại. Theo đó, sẽ rà soát những dự án tồn đọng trên cả nước, cách thức tương tự như xử lý dự án Cát Linh - Hà Đông, dự án Lô B - Ô Môn, Nhiệt điện Thái Bình 2… "Tinh thần chung là tôn trọng nguyên trạng, vì cái đã vỡ thì không lành được, tiếp theo là ban hành cơ chế, chính sách để xử lý, thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải làm", Thủ tướng nêu quan điểm.
Về xử lý ngân hàng yếu kém, người đứng đầu Chính phủ nói, thời gian qua đã chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém, còn 2 ngân hàng yếu kém nữa đang chuẩn bị chuyển giao bắt buộc. Còn Ngân hàng SCB cũng đang tích cực xử lý. Tinh thần là phải đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan tới các ngân hàng này, không để thất thoát tài sản, có lộ trình phù hợp.
-
Thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, chốt GDP khoảng 6,5-7% -
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền vướng tập trung chủ yếu ở Trung ương -
Thủ tướng: Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân -
Thủ tướng: Giữ đà, giữ nhịp, phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7% -
Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Peru -
Việt Nam và Chile ra Tuyên bố chung, nhất trí thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư -
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Mô hình lý tưởng cho kinh tế báo chí là phải "đi bằng hai chân"
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”