
-
Sơn Hải đề xuất đầu tư hoàn chỉnh cao tốc Bắc Nam, đoạn Quảng Ngãi - Dầu Giây
-
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải, tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng
-
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng mới sau hợp nhất
-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51
-
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn
Sáng nay, 29/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam cùng tham dự Hội nghị này với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.
Theo Thủ tướng, thời gian còn lại của năm 2020 chỉ có 2 tháng, giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước đạt trên 60%, là mức cao nhất từ trước đến nay. Giải ngân ODA cũng có chuyển biến, nhưng tỉ lệ còn thấp.
![]() |
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về dự án ODA sáng 29/10 (Ảnh: VGP) |
Tại Hội nghị, Thủ tướng đề nghị làm rõ “nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng giải ngân vốn thấp như vậy”.
Chỉ ra các nguyên nhân, Thủ tướng nhấn mạnh, vấn đề thấy rõ nhất là giải phóng mặt bằng. Theo ông, đây là vấn đề chủ yếu là ở cấp quận, huyện, tỉnh. “Các đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, có cách làm tốt trong tìm mặt bằng tốt cho dự án ODA chưa?”, ông nói.
Về vấn đề liên quan đến bố trí vốn đối ứng, Thủ tướng nêu tình trạng, nhiều địa phương đi xin dự án ODA nhưng không bố trí vốn đối ứng cho dự án.
Một vấn đề khác được Thủ tướng lưu ý là việc giải quyết thủ tục giải ngân ở địa phương còn chậm trễ. “Cơ quan nào gây khó khăn, phiền hà cho thủ tục ODA thì phải nói rõ”, Thủ tướng nhấn mạnh.
![]() |
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: VGP) |
Thủ tướng cũng chỉ ra các nguyên nhân về phía chủ đầu tư, ban quản lý dự án kém năng lực, lúng túng, không có kinh nghiệm trong tổ chức thi công, việc chuẩn bị dự án còn sơ sài.
Yêu cầu tập trung nêu rõ giải pháp, thẩm quyền của người nào, cơ quan nào, ban quản lý nào thì phải tự giải quyết, Thủ tướng nhấn mạnh, không được "đá quả bóng” từ tỉnh lên Trung ương. "Phải xắn tay vào cuộc, phải quyết chí trong lãnh đạo, phấn đấu đến cuối năm đạt được tỉ lệ giải ngân cao hơn nữa", ông nói. Hội nghị phải bàn thiết thực các nguyên nhân, giải pháp cho rõ ràng để có bước tiến mới trong nhận thức và hành động, không chỉ cho năm nay mà cả các năm tới.
Thủ tướng nêu rõ, “Địa phương nào không làm được thì báo cáo Thủ tướng điều chuyển vốn, cắt vốn, thậm chí sang năm 2021, 2022 không bố trí vốn nữa. Phải có chế tài mạnh mẽ”.

-
Đồng Nai chấp thuận cho doanh nghiệp lập dự án đường trên cao dọc Quốc lộ 51 -
Quảng Ngãi: Chấp thuận chủ trương đầu tư 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
TP.HCM vận hành chính quyền địa phương 2 cấp: Đảm bảo việc đầu tư xây dựng dự án không bị gián đoạn -
Thành lập Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh -
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM -
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh -
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025