
-
Ngân sách địa phương cấp tỉnh được phép bội chi nhưng phải đáp ứng điều kiện chặt chẽ
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
Thừa Thiên Huế: 6 tháng đầu năm 2021, GRDP tăng trưởng 5,64%
Cục Thống kê Thừa Thiên Huế vừa công bố số liệu kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2021 với nhiều nét tích cực.
Theo đánh giá chung của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, trong 6 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đối mặt với 2 làn sóng Covid 19, làn sóng thứ nhất ít chịu sự tác động, bước sang làn sóng thứ 2, khởi điểm vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội.
![]() |
Kinh tế Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh- Thái Hùng |
Trong bối cảnh khó khăn trên, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch Covid, với mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân là trên hết, cố gắng cao nhất để đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị đình trệ.
Qua đó, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được những thành quả nhất định với tốc độ tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm đạt 5,64% so cùng kỳ năm 2020, cao hơn mức tăng 0,51% của 6 tháng đầu năm 2020. Đây là mức tăng khá cao trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Trong tăng trưởng chung thì khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 6,91%, cao hơn mức tăng 3,95% cùng kỳ, đóng góp 2,13 điểm phần trăm vào tốc độ tăng toàn nền kinh tế; khu vực dịch vụ tăng 4,86%, cao hơn mức giảm 2,14% cùng kỳ, đóng góp 2,34 điểm phần trăm...
Trong điểm sáng khu vực công nghiệp thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò chủ đạo, so với cùng kỳ ngành này tăng 6,92%. Các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp chế biến chế tạo duy trì tăng trưởng khá như: sản xuất bia, dệt may, sản xuất giấy, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; Khu vực dịch vụ đã có dấu hiệu tăng trưởng tích cực trở lại so với cùng kỳ 2020. Các ngành dịch vụ dần hoạt động thích ứng trong tình hình mới, trong đó bán buôn bán lẻ tăng 5,60%, vận tải tăng 7,43%, hoạt động dịch vụ khác tăng 6,63%.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 6 tháng đầu năm 2021 cũng đã tăng cao so với dự toán và cùng kỳ năm trước. Điều này nhờ vào thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn đạt cao.
Cụ thể: Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước tính đến 30/6/2021 ước đạt 4.540 tỷ đồng, bằng 74,9% dự toán năm. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 4.239 tỷ đồng, bằng 75,7% dự toán; thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 210 tỷ đồng, bằng 52,3% dự toán.
Tổng chi ngân sách địa phương tính đến 30/6/2021 ước đạt 4.486,8 tỷ đồng, bằng 42,0% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển gần 1.262 tỷ đồng, bằng 34,9% dự toán.
Tổng vốn đầu tư thực hiện theo giá hiện hành trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 11.772 tỷ đồng, bằng 43,6% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó vốn do Trung ương quản lý đạt 3.419 tỷ đồng, bằng 47,8% kế hoạch, tăng 17,2%, chiếm 29,0% tổng vốn; vốn do địa phương quản lý 8.353 tỷ đồng, bằng 42,1% kế hoạch, tăng 5,0%, chiếm 71,0%.
Về thu hút đầu tư, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới của Hàn Quốc với số vốn đăng ký 151 triệu USD vào lĩnh vực hạ tầng CNTT và một dự án bổ sung vốn đầu tư của Hồng Kông với số vốn bổ sung 8,6 triệu USD vào lĩnh vực sản xuất đồ chơi trẻ em. Lũy kế đến nay trên toàn tỉnh đến nay có 112 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn gần 4 tỷ USD.
Cũng theo Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, do tác động của dịch bệnh covid 19, nên tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tác động không nhỏ, một số doanh nghiệp triển khai xây dựng bị chậm tiến độ do các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào địa phương gặp khó khăn do dịch bệnh. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến tình hình thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế: Chủ động, không lơ là trong phòng chống dịch COVID-19
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các địa phương rà soát và có đánh giá cụ thể để kịp thời đề xuất khen thưởng, động viên cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Tuần đầu vận hành chính quyền 2 cấp tại TP. Hải Phòng: Các thủ tục được giải quyết nhanh chóng
-
Việt Nam hợp tác lâu dài bảo đảm an ninh lương thực cho Malaysia
-
GDP 6 tháng năm 2025 tăng 7,52% - Mức tăng cao nhất của 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025
-
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xử lý tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc để giải phóng nguồn lực cho phát triển
-
Brazil khẳng định sẵn sàng nhập khẩu nhiều hơn thủy hải sản, gạo của Việt Nam -
Sản xuất công nghiệp bứt tốc, tiếp tục là động lực cho tăng trưởng -
Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27% -
TP. Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt thuộc 3 Ban Quản lý dự án mới -
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025: Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác của BRICS -
Chính thức: GDP 6 tháng tăng trưởng 7,52%, bám sát kịch bản kinh tế 2025 -
Quảng Trị nỗ lực đảm bảo vận hành hệ thống chính quyền 2 cấp được thông suốt
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower