Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thừa Thiên Huế: Đầu tư gần 145 tỷ đồng cho chương trình khuyến công giai đoạn 2016-2020
Anh Trung - 08/09/2016 13:29
 
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí dự kiến khoảng 144.270 triệu đồng.

Mục đích chương trình này nhằm huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức và cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khuyến công; Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững...

Mục tiêu đề ra giai đoạn 2016-2020 là đào tạo được khoảng 1.150 lao động cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, hỗ trợ khoảng 500 lượt học viên tham gia các khóa tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ xây dựng 5-8 mô hình trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ cho khoảng 90 cơ sở công nghiệp nông thôn, hỗ trợ 60 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm trong nước, hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải chung cho 8 cụm công nghiệp.

Theo đó, Chương trình khuyến công tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020 sẽ thực hiện các nội dung: tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và thu thập nghề mới; Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, xúc tiến quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật; Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thông qua việc tổ chức bình chọn sản phẩm theo định kỳ; Tư vấn trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc lập dự án đầu tư marketing, thành lập doanh nghiệp, thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói...; Cung cấp thông tin tuyên truyền, hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Đối tượng được thụ hưởng Chương trình gồm các tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư sản xuất CN-TTCN tại các huyện, thị xã, các phường thuộc thành phố Huế được chuyển đổi từ xã chưa quá 5 năm; các cơ sở sản xuất thuộc các ngành nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận, các cơ sở sản xuất của các nghệ nhân hàng thủ công mỹ nghệ và cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, quà tặng trên địa bàn thành phố Huế như: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Cộng đồng khởi nghiệp, Hộ kinh doanh cá thể; Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn: Không giới hạn về quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân hàng năm và địa bàn đầu tư sản xuất;  Các tổ chức, cá nhân thực hiện thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công...

Để thực hiện chương trình này về cơ chế chính sách cần đẩy mạnh việc rà soát, tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản về hoạt động khuyến công từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến công, cần lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Thừa Thiên Huế tiếp nhận câu hỏi cho buổi Đối thoại về đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Ngày 22/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết từ 8h30 đến 10h30 ngày 25/8/2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức đối thoại...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư