Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Thừa Thiên Huế: Phát triển mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường
Thái Hòa - 13/06/2023 18:50
 
Thừa Thiên Huế vừa làm việc với Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc nhằm xây dựng mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường, hỗ trợ phát triển đô thị thông minh.

Chiều ngày 13/6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hoàng Hải Minh đã có buổi làm việc với Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc (KRRI) do Tiến sỹ Kim Hyun-Woong làm trưởng đoàn về nghiên cứu, phát triển dự án Xây dựng mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường để hỗ trợ phát triển đô thị thông minh do KRRI thực hiện.

Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc nhằm xây dựng mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường, hỗ trợ phát triển đô thị thông minh.
Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc xây dựng mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường, hỗ trợ phát triển đô thị thông minh.

Tại buổi làm việc, Tiến sỹ Kim Hyun-Woong cho biết, KRRI đang thực hiện dự án Quan hệ đối tác trao đổi kinh nghiệm Phát triển trong lĩnh vực giao thông vận tải và 6 dự án nghiên cứu khả thi hệ thống giao thông đô thị hoặc giao thông quốc gia tại Việt Nam, đây là các dự án Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Nhằm cải thiện hệ thống giao thông công cộng và thiết lập hệ thống giao thông công cộng thân thiện với người dùng ở Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tiến sỹ Kim Hyun-Woong đề xuất Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch cho hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường sử dụng hình thức ODA của KOICA.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh khẳng định, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn định hướng phát triển giao thông xanh để góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường theo hướng quản trị đô thị thông minh và bền vững. Tỉnh đang hướng đến các dịch vụ giao thông xanh và tập trung giao thông công cộng và các hình thức bổ sung kết nối giao thông công cộng và tăng cường tiếp cận nhiều về giao thông công công cộng gồm đi bộ, xe đạp, xe máy điện hoặc đạp điện, xe bus điện nhỏ, xe bus điện lớn, tàu điện; cùng với các thiết chế giảm phương tiện giao thông cá nhân và giao thông sử dụng động cơ, giảm phát thải để xây dựng thành phố Huế hướng đến đô thị xanh, đô thị sinh thái.

Cũng tại buổi làm việc,  Phó chủ tịch UBND Hoàng Hải Minh đánh giá cao đề xuất từ KRRI về xây dựng kế hoạch cho hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường sử dụng hình thức ODA của KOICA. Tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất KRRI cùng tỉnh nghiên cứu, xây dựng tổng thể hệ thống giao thông công cộng theo hướng xanh cho toàn tỉnh và kết nối giữa Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng/Quảng Nam và Thừa Thiên Huế/Quảng Trị gồm: xe bus điện hiện nay, xe bus điện cỡ nhỏ linh hoạt chạy các khu vực nội thành, trong các khu đô thị, khu vực di tích và du lịch; tàu điện nhẹ chạy theo tuyến,... Trong đó chú trọng phát triển giao thông công cộng Đô thị Thừa Thiên Huế.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế dự kiến được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó chú trọng phát triển Đô thị thông minh gắn với di sản Cố đô Huế. Những chiến lược xây dựng mô hình giao thông công cộng thân thiện môi trường cũng là một trong những hành động nhằm thực hiện hoá, xây dựng và phát triển Đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai gần.

Thừa Thiên Huế: Xây dựng tuyến đường gần 10 km hơn 1.140 tỷ đồng đi Sân bay Phú Bài
Dự án đường Tố Hữu nối dài đi Sân bay Phú Bài vừa được HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư