-
Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới -
Tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia -
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp tín dụng, quyết đạt tăng trưởng tín dụng 15% -
Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
Thái Bình tăng cường hợp tác y tế quốc tế -
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ hai Bộ trưởng
Thừa Thiên Huế thu hút đầu tư FDI hơn 141 triệu USD trong năm 2023
Luỹ kế đến nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế cho biết, trong năm 2023, tình hình thu hút các dự án FDI của Thừa Thiên Huế đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 11 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 141,7 triệu USD (tương đương 3.389 tỷ đồng). Luỹ tiến đến nay trên địa bàn tỉnh có 126 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,5 tỷ USD.
Thừa Thiên Huế hiện thu hút được 126 dự án FDI |
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế năm 2023, doanh thu khu vực đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, đóng góp trên 10% GRDP toàn tỉnh, nộp ngân sách ước đạt 4.050 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ; chiếm tỷ trọng 36,8% trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Trong đó, riêng đóng góp của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam là 3.500 tỷ đồng, chiếm 86,4% trong tổng thu ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương cho biết, bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, khu vực đầu tư nước ngoài đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm đến của một số tập đoàn trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Carlsberg (Đan Mạch), Banyan Tree (Singapore), HBI (Hoa Kỳ), Scavi (Pháp), Luks ciment (Hồng Kông), CP (Thái Lan), Caribbean Cruise (Hoa Kỳ), Baosteel (Trung Quốc), SBH (Tây Ban Nha), Aeon Mall (Nhật Bản), Kanglongda (Trung Quốc)… với những sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, qua đó góp phần ngày càng nâng cao vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong nước và trên thế giới.
Cũng theo Phó chủ tịch Phan Quý Phương, mục tiêu của thu hút FDI trong thời gian tới của Thừa Thiên Huế đó là nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tập trung thu hút các tập đoàn lớn, nhà đầu tư có tiềm lực trên các lĩnh vực gồm: nông nghiệp toàn diện, công nghiệp có lợi thế, dịch vụ, kinh tế biển,...
Thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ; duy trì đối thoại thường xuyên với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.
“Ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư uy tín, có thương hiệu trong các lĩnh vực kêu gọi đầu tư (các dự án hạ tầng KCN Quảng Vinh, KCN Phú Đa; các dự án nhà ở công nhân tại khu kinh tế, khu công nghiệp; các dự án phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô,...). Thu hút những nhà đầu tư là đối tác có uy tín của các ngân hàng, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước; những nhà đầu tư đã sản xuất kinh doanh thành công tại các tỉnh, thành phố khác, có nhu cầu chuyển đến sản xuất kinh doanh tại Thừa Thiên Huế…”, Phó chủ tịch Phan Quý Phương thông tin.
Thừa Thiên Huế có 5 doanh nghiệp được hỗ trợ từ Dự án ISEE-COVID
Trong năm 2023, Thừa Thiên Huế có 5 doanh nghiệp nhận được gói các hỗ trợ từ Dự án ISEE-COVID với "Chương trình Đồng hành cùng các tổ chức kinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp tín dụng, quyết đạt tăng trưởng tín dụng 15% -
Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
Thái Bình tăng cường hợp tác y tế quốc tế -
Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ hai Bộ trưởng -
Phó thủ tướng trình Quốc hội tái khởi động điện hạt nhân, nêu rõ quan điểm phát triển -
Chuyển đổi số trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một "hạt nhân đổi mới"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/11 -
2 Sự thay đổi chính sách giúp thị trường M&A Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn -
3 Một bao thuốc lá tại Việt Nam rẻ hơn một điếu thuốc lá tại Singapore, Bộ Tài chính quyết tăng thuế -
4 Ứng xử với doanh nghiệp nhà nước -
5 Luật Dược (sửa đổi) tạo thuận lợi cho mô hình kinh doanh mới
- Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển hạ tầng giao thông kết nối
- Agribank nhận giải thưởng "Chất lượng Thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2024" từ JPMorgan
- Sống đậm "chất Nhật" tại Akari City
- Xu hướng đầu tư bền vững cho tương lai con trẻ
- Đại học Kinh tế TP.HCM cùng SunValue và SIET ký kết hợp tác chiến lược
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao