-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
Vai trò của nền công nghiệp văn hóa
Từ đầu những năm 2000, coi trọng yếu tố sáng tạo - nguồn lực lớn nhất cho sự phát triển của quốc gia là một xu thế lớn trên thế giới. Trong đó các ngành kinh tế sáng tạo, công nghiệp văn hoá đã và đang trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế thế giới.
Khai thác giá trị văn hóa của kinh tế để văn hóa trở thành nguồn lực cho sự phát triển đất nước là chủ trương xuyên suốt của Đảng qua nhiều kỳ đại hội. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”.
Chúng ta chứng kiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp từ ý tưởng sáng tạo trở thành những công ty định hình lại mô hình kinh doanh toàn cầu như facebook, amazon, airbnb, netflix, grab, uber,... Văn hóa nhờ đó được quan tâm nhiều hơn khi chính văn hoá là tác nhân kích thích sự hình thành và tạo ra giá trị cho sáng tạo. Các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, nhận định, với Việt Nam, trong khoảng hơn ba thập niên từ khi đổi mới đến nay, thị trường nghệ thuật đã bước đầu phát triển sôi động, đa sắc và đa diện hơn với nhiều loại hình, sản phẩm, dịch vụ phong phú, tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm các lĩnh vực sử dụng tài năng sáng tạo, tiềm năng văn hoá kết hợp với công nghệ và kỹ năng kinh doanh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Ví dụ, để hình thành một ngành công nghiệp điện ảnh, chúng ta phải có sự liên kết một cách đồng bộ, chuyên nghiệp giữa thành phần sáng tạo điện ảnh (đạo diễn, biên kịch, diễn viên,...) khai thác giá trị văn hóa của dân tộc, kết hợp với sử dụng các công nghệ tiên tiến và kỹ năng kinh doanh (xây dựng thương hiệu cho bộ phim, đạo diễn, diễn viên, tổ chức sự kiện, phát triển khán giả,...) để sản xuất một bộ phim.
Xét trên 4 yếu tố đó, Việt Nam có lợi thế ở 2 yếu tố đầu tiên. Con người Việt Nam luôn được thế giới đánh giá là cần cù, sáng tạo. Tài năng của người Việt Nam được khẳng định ở nhiều lĩnh vực, từ thiên tài quân sự để vượt qua nhiều kẻ địch mạnh đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ và cả trong văn hoá nghệ thuật. Theo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp xếp thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế. Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số 1 trong 12 nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.
Trong thị trường nghệ thuật, điện ảnh là lĩnh vực hiếm hoi có thể thống kê khá rõ ràng qua doanh thu phòng vé. Bà Ngô Thị Bích Hạnh, Giám đốc Công ty BHD cho biết, thị trường điện ảnh Việt bắt đầu xuất hiện trong thị trường chung toàn cầu như một nơi có sức mua lớn, có quy mô tăng trưởng tiềm năng. Doanh thu phòng vé trong nước giai đoạn 2005 - 2006 khoảng 50 tỷ đồng/năm, đến 2020 tăng lên khoảng 4.100 tỷ đồng. Những người làm điện ảnh tin tưởng rằng, trong 10 năm tới, con số này sẽ tăng lên hơn 20.000 - 30.000 tỷ đồng.
Nhiều bộ phim ra đời như Bố già, Mắt biếc, Lật mặt,... thậm chí có doanh thu hơn hẳn so với những bộ phim bom tấn của Mỹ, nhiều bài hát của Sơn Tùng MTP, Đen Vâu, Hoàng Thùy Linh,... chiếm được cảm tình của khán giả thông qua việc khai thác giá trị văn hóa Việt Nam.
Trong 6 năm qua, thông qua việc triển khai chiến lược, các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam đang dần được coi là một động lực, góp phần trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế và xã hội. Năm 2015, các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 2,68% GDP, thì sau 3 năm triển khai Chiến lược, năm 2018, các ngành công nghiệp văn hóa đã đóng góp 3,61% GDP với doanh thu khoảng 8,081 tỷ USD và mang lại công việc cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 6,1% tổng lao động có việc làm trên cả nước. Với đặc trưng sáng tạo và công nghệ, công nghiệp văn hóa là hướng đi mới, góp phần tạo nên hướng đột phá trong thúc đẩy kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế văn hóa.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
Nền công nghiệp văn hóa góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước, tạo việc làm, bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống tinh thần người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các vùng và khu vực trong cả nước. Những chủ trương, chính sách tích cực thời gian qua đã thúc đẩy hình thành nhiều chương trình, sáng kiến đột phá, trong đó có sự thành công của Thành phố Hà Nội khi tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) với lĩnh vực thiết kế; góp phần chuyển hóa các di sản văn hóa thành nguồn sức mạnh cố kết xã hội, hình thành lợi thế cạnh tranh lớn cho các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, tăng cường khả năng cạnh tranh của các thương hiệu địa phương, quốc gia và trên thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sáng tạo toàn cầu.
Chiến lược phát triển nền công nghiệp văn hoá Việt Nam
Có khá nhiều điểm nghẽn trong khai thác công nghiệp văn hoá. Thứ nhất chính là nhận thức về các ngành công nghiệp văn hoá chưa đầy đủ. Ít coi các lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc,... là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Trong khi nền kinh tế thị trường đã thấm sâu vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, thì văn hoá nghệ thuật vẫn còn khá rụt rè trong việc khẳng định giá trị hàng hoá của mình.
Hai là, thiếu sự phối hợp trong phát triển công nghiệp văn hoá. Đến thời điểm này, sự phát triển các ngành công nghiệp văn hoá còn gặp khó khăn vì chưa thực sự có đầu mối đủ mạnh để định hướng sự phát triển này. Trong 12 ngành, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý 5 ngành gồm điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, quảng cáo, du lịch văn hoá. Việc thiếu đầu mối đủ tầm và phối hợp giữa các ngành với nhau khiến việc phát triển công nghiệp văn hoá gặp nhiều khó khăn.
Ba là, hệ thống giáo dục của ta có một số điểm chưa tương thích đối với hoạt động đổi mới sáng tạo. Dù có nhiều cải tiến, thay đổi theo hướng hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thực hành sáng tạo nhưng vì nhiều lý do, đặc biệt là khối lượng kiến thức cần học quá lớn, khiến cho các môn học liên quan đến sáng tạo, nghệ thuật chưa được coi trọng đúng mức.
Do đó, để tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hoá đến năm 2030, Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu cụ thể. Phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hoá đóng góp 7% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như sau:
+ Ngành điện ảnh đạt 250 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 125 triệu USD).
+ Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt 31 triệu USD.
+ Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 125 triệu USD.
+ Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, Internet và quảng cáo ngoài trời) đạt 3.200 triệu USD.
+ Ngành du lịch văn hoá chiếm 15-20% trong tổng số 40.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.
Đồng thời Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã đề ra giải pháp cụ thể. Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách. Củng cố mô hình tổ chức, nâng cao năng lực của các trung tâm bảo vệ quyền tác giả và các tổ chức dịch vụ quyền tác giả. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê và cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa. Tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Ba là, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp văn hóa. Có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn từ các nước có trình độ phát triển cao về công nghiệp văn hóa đến Việt Nam làm việc.
Bốn là, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ. Thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại; nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa.
Năm là, thu hút và hỗ trợ đầu tư. Cần khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; phát triển mạng lưới doanh nghiệp, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về công nghiệp văn hóa ở các lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, phát thanh và truyền hình, phần mềm và các trò chơi trực tuyến.
Sáu là, phát triển thị trường. Từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng. Huy động các nguồn lực trong xã hội để hình thành và phát triển trong và ngoài nước.
Bảy là, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế. Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam trở thành các sự kiện thường niên; đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời đại của kinh tế tri thức và công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa có khả năng biến văn hóa trở thành bộ phận quan trọng của thương mại và cạnh tranh quốc tế, giúp Việt Nam xây dựng được một nền kinh tế sáng tạo, thịnh vượng, tự tin và độc đáo. Chính vì vậy, đã đến lúc Việt Nam cần nhập cuộc với xu thế thời đại, vươn lên nắm lấy vị trí của một quốc gia có các ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
-
Hải Phòng: Hội thảo khoa học “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ XVI” -
Phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền -
Lan tỏa giá trị nhân văn qua Giải thưởng Hành động vì cộng đồng 2024 -
Điểm tên 9 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
-
Internet tốc độ cao là tác nhân gây béo phì? -
Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Xuân, Tết 2025 -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội công bố lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 -
Thí điểm dùng trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Hà Nội -
Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024 -
Hà Nội hoàn thành 111 dự án, công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô -
Sắp diễn ra TECHFEST Việt Nam 2024 tại Hải Phòng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025