
-
Cách khai thủ tục hải quan trên Hệ thống Ecus6 khi VNACCS/VCIS gặp sự cố
-
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt chủ động định hình xu hướng nội thất kiến trúc mang bản sắc riêng
-
Doanh nghiệp đang chi phí bao nhiêu để tuân thủ thủ tục hành chính
-
VNPT cần "nghĩ sâu, làm lớn", tiên phong, trụ cột trong chuyển đổi số quốc gia
-
Long An sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư phát triển tại địa bàn -
EVN và TKV họp về đảm bảo cấp than ổn định cho các nhà máy điện
![]() |
Hội nghị giao thương Hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thu hút đông đảo doanh nghiệp hai nước. |
Ngày 27/5/2025, tại Osaka, Nhật Bản diễn ra Hội nghị giao thương Hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản.
Đây là sự kiện giao thương do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương Việt Nam phối hợp với Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka và chính quyền thành phố Osaka tổ chức.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Bùi Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: "Kể từ khi thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại đứng thứ 4 của Việt Nam (Sau Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc)".
Theo số thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản đạt 46,20 tỷ USD, tăng 2,77% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản đạt 24,61 tỷ USD, tăng 5,55% so với năm 2023.
Cơ cấu hàng hóa của hai nước chúng ta mang tính bổ sung, không cạnh tranh.
Thương mại song phương tiếp tục được củng cố. 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 8,5 tỷ tăng 12%; nhập khẩu đạt 7,9 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Bùi Quang Hưng, hiện nay, hai nước đang là thành viên của 3 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Các FTA này tạo rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương giữa hai quốc gia. Đặt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, như căng thẳng địa chính trị, xu hướng bảo hộ thương mại, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ đang có những tác động ban đầu đối với sự chuyển dịch dòng vốn FDI và cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế.
Bà Wada Aya, Tổng giám đốc Cục Chiến lược Kinh tế thành phố Osaka cho biết, kể từ sau khi thành phố Osaka và Việt Nam ký kết thành phố đối tác kinh doanh tại TP.HCM vào năm 1997, hai bên đã thực hiện các hoạt động giao lưu xuyên suốt thông qua tổ chức các hoạt động hội nghị bàn tròn BPC, giao thương hợp tác kinh tế, hội thảo.
Ngoài ra, TP.HCM và thành phố Osaka cũng ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong một số lĩnh vực chủ yếu vào năm 2011. Biên bản ghi nhớ này đã được hai bên ký kết lại trong chuyến thăm Osaka của đoàn công tác TP.HCM vào tháng 5 năm ngoái.
Hai bên đã cam kết sẽ tích cực triển khai các hoạt động đối thoại chính sách, giao lưu chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế, môi trường, quản lý nước, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giao lưu giữa hai thành phố.
Tại Hội nghị 28 doanh nghiệp của Việt Nam đã giới thiệu tới phía đối tác Nhật Bản rất nhiều sản phẩm như nông sản, thực phẩm (gồm tinh bột sắn, hải sản khô và đông lạnh, trà, cà phê, gia vị, nông sản tươi, bánh hạnh nhân,...); linh kiện cơ khí, điện tử, vật liệu xây dựng, các sản phẩm gia dụng, nước hoa,... để xúc tiến các cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi.
![]() |
Doanh nghiệp hai nước tiến hành giao thương. |
Bà Quyền Thị Thúy Hà, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka cho biết, Nhật Bản là thị trường quan trọng cho các sản phẩm nông sản Việt Nam.
Xuất khẩu các mặt hàng nông sản chế biến sẵn (đặc biệt là trái cây tươi, thủy sản) sang Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh trong năm qua nhờ vào các thỏa thuận mở cửa thị trường và các cải tiến chất lượng sản phẩm dần dần đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao của Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đang hợp tác để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực như chăn nuôi, thủy sản, và sản xuất nông sản hữu cơ. Các công ty Nhật Bản cũng đang cung cấp các công nghệ tiên tiến trong quản lý chất lượng và bảo quản nông sản.
-
Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Nhật Bản -
Cơ hội xuất khẩu mở rộng: Canada không áp thuế sơ mi rơ moóc Việt Nam -
VNPT cần "nghĩ sâu, làm lớn", tiên phong, trụ cột trong chuyển đổi số quốc gia -
Kiến nghị gỡ khó về cấp phép khai thác khoáng sản cho sản xuất xi măng -
Sắp diễn ra Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp Việt Nam 2025 -
Giảm thuế, doanh nghiệp xi măng vơi bớt khó khăn -
Long An sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư phát triển tại địa bàn
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Thực phẩm - Đồ uống
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Nông nghiệp công nghệ cao
-
VPBank SME mở lối thanh toán hiện đại cho hộ kinh doanh với QR Payment
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Du lịch
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Logistics
-
Quản trị bài bản - Bệ phóng hành động sau Nghị quyết 68