
-
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục
-
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp
-
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia
-
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh? -
Quỹ ngoại PYN Elite đã chốt lời cổ phiếu công nghệ FPT, CMG
Quyết tâm của Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam có các điều kiện then chốt cần thiết để phát triển một trung tâm tài chính quốc tế, gồm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, lực lượng lao động trẻ và có kỹ năng, hạ tầng cơ sở đang được cải thiện, vị trí địa lý thuận lợi và cam kết cải cách pháp lý.
Về trung tâm tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Việt Nam phải nắm bắt cơ hội này để hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu. Thủ tướng lấy Dubai làm tiêu chuẩn, nêu bật thành công của Dubai trong việc tạo ra một khung pháp lý độc lập và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời kêu gọi sự hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế, đặc biệt là UAE, nhằm hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong phát triển các trung tâm tài chính tương tự.
TP. Thủ Đức được ca ngợi là trung tâm đô thị sáng tạo tương đương Pudong của Thượng Hải (Trung Quốc). Với tuyến Metro 1 mới đi vào hoạt động, Thủ Đức, đặc biệt là khu Thủ Thiêm, kết nối dễ dàng với các khu công nghệ cao và hệ sinh thái đổi mới đang phát triển.
Tại Cần Giờ, tầm nhìn mở rộng tới một thành phố mới trải dài được phát triển bởi Vingroup, với tuyến metro nối liền trung tâm TP.HCM, được neo đậu bởi một cảng biển sâu hiện đại. Cảng Mega Cần Giờ hướng tới việc cạnh tranh với các cảng lớn nhất Đông Nam Á, định vị Việt Nam như một nút trung tâm trong thương mại và logistics toàn cầu.
Những vị trí này, với các ưu thế riêng biệt, phản ánh quyết tâm của Việt Nam trong việc vạch ra con đường riêng như một trung tâm tài chính và thương mại.
Khung pháp lý chung
Để trung tâm tài chính quốc tế của TP.HCM phát triển, Việt Nam cần thực hiện một loạt cải cách đột phá, phản ánh thành công của các trung tâm như Dubai. Những thay đổi thiết yếu bao gồm:
Thứ nhất là đổi mới quy định pháp lý. Thiết lập một khung pháp lý riêng cho trung tâm tài chính quốc tế, tách biệt với hệ thống quản lý hiện hành của Việt Nam, tương tự cách tiếp cận của Dubai. Điều này sẽ tạo ra một môi trường pháp lý dự đoán được cho các nhà đầu tư quốc tế, đảm bảo thực thi hợp đồng và giải quyết tranh chấp hiệu quả.
Thứ hai là chính sách thuế. Để thu hút các tập đoàn đa quốc gia và các chuyên gia tài chính hàng đầu, Việt Nam có thể xem xét mức thuế thu nhập cá nhân và ngưỡng miễn thuế tương đương Singapore hoặc Hồng Kông; mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15%, tương tự Hồng Kông; miễn thuế khấu trừ đối với cổ tức, tiền bản quyền và lãi suất. Những biện pháp này, kết hợp với quy trình quản lý được đơn giản hóa, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khu vực.
Thứ ba là dòng chảy vốn. Để xây dựng trung tâm tài chính như một trung tâm tài chính khu vực, Việt Nam cần tạo điều kiện cho dòng vốn tự do vào và ra trung tâm, cho phép chuyển đổi tiền tệ không bị hạn chế và hoàn vốn một cách suôn sẻ. Điều này sẽ đơn giản hóa giao dịch xuyên biên giới và củng cố vai trò của trung tâm tài chính như một nút kết nối quan trọng cho thương mại và đầu tư.
Thứ tư là khu vực thử nghiệm quy định cho fintech. Thúc đẩy đổi mới sáng tạo là một yếu tố quan trọng khác. Mặc dù Luật Các tổ chức tín dụng đã có điều khoản về khu vực thử nghiệm quy định cho fintech, nhưng chưa có nghị định cụ thể nào được ban hành. Một khu sandbox chuyên dụng cho fintech trong trung tâm tài chính sẽ cho phép các start-up thử nghiệm các công nghệ mới nổi như blockchain và trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo nên một hệ sinh thái tài chính năng động.
Thứ năm là cân bằng giữa đổi mới và ổn định. Các cải cách này cần được tích hợp với khung pháp lý rộng lớn của Việt Nam, giải quyết các vấn đề như định giá chuyển nhượng và kiểm soát ngoại hối. Việc thành lập một cơ quan quản lý chuyên biệt, tương tự Cơ quan Dịch vụ Tài chính của Dubai, sẽ đảm bảo việc giám sát hiệu quả, duy trì ổn định và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Bằng cách trao quyền tự chủ về quy định cho trung tâm tài chính, trong khi vẫn phù hợp với các chính sách quốc gia, Việt Nam có thể tạo ra một trung tâm tài chính cạnh tranh toàn cầu.

-
ĐHĐCĐ Biwase: Becamex IDC cam kết đồng hành và có thể góp thêm vốn nếu Biwase tăng vốn
-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm, MBS đặt mục tiêu lãi kỷ lục
-
ĐHĐCĐ Biwase: Tìm kiếm cơ hội để cơ cấu lại các khoản vay với chi phí thấp
-
ĐHĐCĐ Biwase: Tiếp tục tìm kiếm cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực cấp nước và rác thải
-
ĐHĐCĐ Biwase: Đại hội bắt đầu lúc 8h30 khi nhiều nhà đầu tư tham gia -
Mua trước trả sau: Cạm bẫy hay giải pháp tài chính thông minh? -
Quỹ ngoại PYN Elite đã chốt lời cổ phiếu công nghệ FPT, CMG -
Đề xuất tăng nặng mức phạt với vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán -
DIC Corp kinh doanh ra sao trước thông tin hủy đợt phát hành cổ phiếu? -
VN-Index tăng hơn 8 điểm, vốn hoá Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng -
VNDirect muốn rút vốn khỏi chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 26/3
-
2 Doanh nghiệp du lịch phải hành động nhanh để khai phá thị trường xanh
-
3 TP.HCM sẽ chọn nhà thầu tuyến metro số 2 theo mô hình chìa khóa trao tay
-
4 Khu đô thị "không bóng người ở" tại Nhơn Trạch
-
5 Kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ nền kinh tế không rào cản - Bài 2: Bài toán giảm ma sát hay tăng lực đẩy
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Hai tổ chức tài chính thuộc Chính phủ Pháp và Hà Lan đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
-
Công bố Top 10 doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 - ngành bán lẻ
-
Stown Gateway ra mắt chính sách thanh toán 0 đồng đến khi nhận nhà
-
Yên Bình New Horizon bùng nổ giao dịch ngay tại dự án mỗi ngày
-
Công bố Top 10 ngân hàng - ESG Việt Nam Xanh 2025