-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Chính phủ không làm thay doanh nghiệp
Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải, Chương trình Thương hiệu quốc gia là chương trình duy nhất của Chính phủ để xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua các thương hiệu của các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, Chính phủ sẽ không làm thay doanh nghiệp mà đồng hành và hỗ trợ DN trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ngay tại thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
“DN khi tham gia chương trình cũng được hưởng những hỗ trợ cũng như tham gia vào hoạt động mà Chính phủ tổ chức”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia vẫn tăng trưởng và phát triển vững mạnh. Hầu hết doanh nghiệp đều duy trì tốc độ tăng trưởng cao cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và gia tăng xuất khẩu, đặc biệt có doanh nghiệp tăng trưởng gần 70% .
Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines dần định hình là một hãng hàng không đạt chuẩn quốc tế, đại diện là thương hiệu quốc gia với hình ảnh chỉn chu và chuẩn mực |
Số liệu báo cáo của chương trình cho thấy, 81/88 doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia lần thứ V năm 2016, có tổng doanh thu năm 2017 đạt trên 718 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu xuất khẩu đạt hơn 70 nghìn tỷ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước trên 55 nghìn tỷ đồng, tạo công việc cho hơn 300 nghìn lao động.
Mới đây, Brand Finance công bố bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018, thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 235 tỷ USD và xếp thứ 43 thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á, giá trị thương hiệu “Vietnam” hiện xếp thứ 6. Brand Finance cho rằng, Việt Nam đạt kết quả đó là do đóng góp của Chương trình thương hiệu quốc gia - Vietnam Value và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Những yếu tố tác động tích cực đến giá trị thương hiệu này gồm thuế suất giảm, môi trường kinh doanh thân thiện…
Con số tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây được coi như là cốt lõi quyền lực mềm của một nước, cho phép lan tỏa tên tuổi và hình ảnh tốt đẹp của nước đó.
PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia cố vấn Chương trình Thương hiệu Quốc gia cho rằng, các doanh nghiệp có cơ hội tự “chấm điểm” chính mình khi tham gia chương trình này.
Theo ông Thịnh, nếu như trước đây họ chỉ coi Thương hiệu Quốc gia là giải thưởng, thì giờ họ đã coi đây là cơ hội để DN tự nhìn lại chính mình.
Về việc gắn nhãn cho các sản phẩm của DN đạt Thương hiệu Quốc gia, ông Thịnh cho rằng, Ban tổ chức chương trình đang hướng đến việc để DN sử dụng thương hiệu của chương trình trở thành một nhãn chứng nhận cho sản phẩm của DN.
Kênh đầu tư hiệu quả
Hiện có hai xu hướng xây dựng thương hiệu. Thứ nhất, một số doanh nghiệp Việt phối hợp với doanh nghiệp lớn trên thế giới để xây dựng thương hiệu ở thị trường nước ngoài. Thứ hai, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu chính trong thị trường nội địa. Chương trình Thương hiệu quốc gia đang dần trở thành một một kênh đầu tư hiệu quả.
Rất nhiều các thương hiệu nhiều năm lọt vào Thương hiệu quốc gia như Vinamilk, Viettel, Vietnam Airlines, Hòa Phát, Kềm Nghĩa, Pinaco, Nutifood… đã không chỉ thành công ở thị trường nội địa mà còn ghi đậm dấu ấn trên thị trường thế giới, từ đó quảng bá và giúp thương hiệu “Vietnam” thăng hạng.
Cụm từ “thương hiệu quốc gia” sẽ tạo nên niềm tự hào quốc gia cho thương hiệu. Để trở thành thương hiệu quốc gia, ngoài yếu tố nội lực sẵn có, cần có một chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản từ đầu.
Theo một số chuyên gia thương hiệu, vị giám khảo chính xác nhất thẩm định một thương hiệu như thế nào thì được gọi là thương hiệu quốc gia chính là khách hàng. Trong cuộc chiến khốc liệt về nhận thức, vị khách hàng khó tính này chẳng còn quan tâm đến quá nhiều đến những vương miện mà thương hiệu dành được nữa. Điều họ cần là giá trị thực mà thương hiệu sẽ mang lại là gì.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025