-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời
TIN LIÊN QUAN | |
Thu mua lá khoai lang giá cao, thương lái Trung Quốc định giở trò gì? | |
Thương lái Trung Quốc lại "giở trò" khó hiểu |
Thủy sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng vào top 10 của Việt Nam. Năm 2014 vừa rồi kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 7,92 tỷ USD, trong đó, tôm chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu với kim ngạch 4,1 tỷ USD. Tuy nhiên mặt hàng tôm đang đứng trước tệ nạn bơm tạp chất để tăng trọng lượng nhằm kiếm lời bất chính.
Lợi nhuận như buôn... ma túy
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, cách đây hơn hai chục năm, việc làm tăng trọng lượng tôm bằng cách đưa những dị vật như dây thép, đinh ghim vào trong con tôm đã có ở một số địa phương. Bây giờ thủ đoạn của những kẻ làm ăn gian dối tinh vi hơn, họ thường dùng một loại chất có tên là Aga, được chứa trong những bao tải lớn. Chất này được pha trộn với nước rồi cho vào nồi nấu thành dung dịch sệt như rau câu. Sau đó, dùng ống tiêm hút cho đầy ống, bơm vào thân tôm. 1 kg Aga có giá khoảng 60.000-70.000 đồng, được pha thành 50 lít dung dịch, bơm cho 500 kg tôm.
Bơm tạp chất vào tôm nhằm tăng trọng lượng thu lời bất chính |
Sau khi bơm, trọng lượng mỗi con tôm được gia tăng lên từ 15-20%, kích cỡ tôm cũng tăng lên khoảng 20%. Việc bơm tạp chất này giúp kẻ kinh doanh bất chính kiếm lời gần 60.000 đồng/kg tôm. Như vậy là chỉ cần bỏ ra 70 ngàn đồng, kẻ kinh doanh kiểu này sẽ có số lãi khoảng 30 triệu đồng, còn khủng hơn cả buôn ma túy, vì thế mặc dù cơ quan chức năng đã bắt giữ một số vụ nhưng nhiều kẻ hám lợi vẫn bất chấp pháp luật.
Một điều khá lo ngại, thời gian gần đây một số thương lái Trung Quốc lại lùng mua tôm bơm tạp chất với giá cao, điều này khiến người dân đua nhau bơm tạp chất để bán, thậm chí có cả những cơ sở chế biến tôm với máy móc thiết bị hiện đại cũng bơm tạp chất.
Được biết, thương lái Trung Quốc mua tôm bơm tạp chất từ Việt Nam, sau đó chế biến và xuất sang nước thứ 3. Khi bị phát hiện thì họ nói mua nguyên liệu từ Việt Nam.
VASEP khuyến cáo, bà con phải hết sức cảnh giác trước hiện tượng này, đây có thể là một cái bẫy của thương lái Trung Quốc, với âm mưu hạ uy tín của tôm Việt Nam trên trường quốc tế. Vì thế, bà con đừng vì cái lợi trước mắt mà đánh mất thương hiệu, uy tín com tôm Việt Nam.
Bơm tạp chất vào tôm đã trở thành "nghề"
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (A 86) cho biết: trong năm 2014 vừa qua, cơ quan công an đã bắt giữ nhiều vụ bơm tạp chất vào tôm, đáng chú ý, không chỉ những vựa tôm trong Nam mà một số cơ sở kinh doanh thủy sản phía Bắc cũng vi phạm. Ngay trước Tết nguyên đán Ất Mùi, cơ quan chức năng đã kiểm tra một cơ sở kinh doanh tôm ở xã Quảng Tiến (Sóc Sơn, Hà Nội) và bắt quả tang 3 người đang bơm tạp chất vào tôm. Các nhân viên đã dùng xy lanh hút một loại dung dịch pha bột màu trắng đục vào từng con tôm với mục đích làm tăng trọng lượng, thu lợi bất chính.
Tại cơ sở này khi đó có 150 kg tôm được đóng trong 3 thùng xốp đã được bơm dung dịch và bảo quản bằng đá đông lạnh xay nhỏ. Ngoài ra, còn có 5 kg bột màu trắng đục đựng trong bao tải dùng để pha chế và bơm vào từng con tôm.
Cũng theo thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế, những địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện rất phổ biến tình trạng này. Từ chỗ chỉ có một số đại lý, đầu nậu, chủ vựa, đến nay việc bơm tạp chất vào tôm được coi là một nghề để kiếm sống. Nhiều trường hợp đối tượng phạm pháp khi bị phát hiện còn đe dọa cả cán bộ làm công tác kiểm tra, có kẻ còn manh động dùng hung khí để chống trả. Thậm chí có trường hợp các đối tượng cắt cử người ngầm theo dõi cơ quan chức năng để báo mọi động tĩnh về cho đồng bọn tẩu tán tang vật.
Hậu quả của việc ham lợi trước mắt này rất nguy hiểm và khó lường. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong năm 2013 và 2014, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cảnh báo về việc phát hiện 6 lô hàng tôm sú có tạp chất nhập khẩu từ Việt Nam. Các lô hàng này đã bị trả về.
Còn theo VASEP, truyền thông châu Âu gần đây cũng đã cảnh báo người tiêu dùng châu lục này về tình trạng tôm Việt Nam bơm tạp chất. Đây là nguy cơ khiến xuất khẩu tôm của Việt Nam có thể mất đi các thị trường giàu có, sức tiêu thụ lớn.
Thiếu chế tài mạnh để xử lý
Hiện nay, khi phát hiện việc bơm tạp chất vào tôm, mới chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính với mức phạt tối đa là 100 triệu đồng. Với mức lãi siêu lợi nhuận của việc bơm tạp chất, chỉ cần thoát một vài vụ thì mức phạt này không có nghĩa lý gì, bởi thế những kẻ hám lợi vẫn bất chấp pháp luật.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch VASEP cho biết, theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt an toàn thực phẩm thì không có quy định về việc tịch thu lô thủy sản có chứa tạp chất và cũng không nói rõ cách thức loại bỏ tạp chất như thế nào, khiến các cơ quan chức năng lúng túng trong việc xử lý tang vật.
Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế nêu một khó khăn nữa là, hiện cơ chế trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, ngăn chặn hành vi này chưa đồng bộ giữa các địa phương và giữa các ngành. Khi bắt giữ ở tỉnh này, các đối tượng chuyển sang tỉnh khác khiến việc xử lý khó khăn. Bên cạnh đó còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm xử lý, có trường hợp cơ quan quản lý thị trường cho rằng việc kiểm tra các cơ sở bơm tạp chất vào tôm là trách nhiệm của thanh tra ngành nông nghiệp hoặc thanh tra an toàn thực phẩm.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 1/8/2014, về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với VKSND Tối cao, TAND Tối cao cùng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, nghiên cứu hành vi đưa tạp chất vào tôm để các cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung tội danh mới trong Bộ luật Hình sự. Hy vọng với các biện pháp mạnh, thời gian tới tệ nạn này sẽ chấm dứt.
Duy Hữu
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
-
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025