
-
50% doanh nghiệp gặp khó do nhu cầu tiêu dùng suy giảm
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý
![]() |
Vải thiều tươi Việt Nam bày bán tại siêu thị AEON Nhật Bản, tháng 5/2021. |
Cùng với các thị trường chủ lực, nhập khẩu nhiều chục tỷ USD hàng hóa từ Việt Nam mỗi năm như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nước ta. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu một lượng lớn hàng dệt may, giày dép, nông thủy sản...từ các nhà cung ứng Việt Nam.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan ghi nhận, 10 tháng 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt hơn 34 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 16,26 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ 2020 và chiếm 6% tổng kim ngạch cả nước; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 18,09 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 6,7% kim ngạch cả nước.
Hết tháng 10 có 5 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản.
Ngoài ra còn nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; giày dép…
Trong khi đó, nhập khẩu từ Nhật Bản có 3 nhóm hàng đạt quy mô kim ngach từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; sắt thép các loại. Mặt hàng nhập khẩu đáng chú ý khác từ Nhật Bản là ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng ô tô.
Điểm đáng chú ý trong thương mại song phương 10 tháng qua là cán cân thương mại đang nghiêng về Việt Nam nhập siêu, với kim ngạch 1,83 tỷ USD.
Thương mại song phương 2 nước tiếp tục được tạo thuận lợi hơn khi Việt Nam và Nhật Bản đã cùng tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương. Cụ thể, Việt Nam và Nhật Bản đang là thành viên của một loạt FTA, bao gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Đầu năm 2022, Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đi vào thực thi và Việt Nam, Nhật Bản đều là thành viên của FTA này, tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp 2 nước trong việc tận dụng ưu đãi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Số liệu thống kê cho thấy, năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 39,6 tỷ USD, giảm 0,6% so với năm 2019; xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2020 đạt 19,3 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2019, nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2020 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019. Việt Nam nhập siêu từ Nhật Bản khoảng 1,1 tỷ USD, giảm 233,3% so với năm 2019.
-
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng