-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
EVFTA đi vào thực thi tròn 1 năm đã có tác động tích cực trong quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư... giữa Việt Nam - EU |
Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - EU 7 tháng đầu năm đạt 32,2 tỷ USD, tăng thêm 4,4 tỷ USD so với cùng kỳ (cùng kỳ 27,8 tỷ USD), trong đó Việt Nam xuất 22,5 tỷ USD, tăng 15,5% và nhập khẩu từ EU lượng hàng hóa trị giá 9,7 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả tăng trưởng này có được là nhờ động lực từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) đi vào thực thi từ 1/8/2020 đã tạo cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam tại khu vực thị trường EU.
Tại hội thảo trực tuyến do Hiệp hộp Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức ngày 30/7 nhân dịp kỷ niệm một năm thực thi EVFTA, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho rằng, EVFTA có vai trò quan trọng đối với tương lai quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU.
Minh chứng là giá trị thương mại giữa Việt Nam và EU 6 tháng 2021 đạt 27 tỷ USD. Đây là mức tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020 và là một thành tựu đáng kể trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) có hiệu lực sau khi Hiệp định này được phê chuẩn ở từng Quốc gia thành viên EU.
Theo cam kết, ngay tại thời điểm có hiệu lực, 65% hàng hóa xuất khẩu của EU sang Việt Nam và 71% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được miễn thuế. Trong thập kỷ tới, con số này sẽ tăng lên gần 99%.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu)
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đánh giá: "Rất nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản... đã tận dụng ngay được các lợi thế của Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu và hưởng ưu đãi thuế quan".
Điều này cho thấy, việc tận dụng những cơ hội của cả phía Việt Nam và EU tốt hơn so với những hiêp định khác mà Việt Nam ký kết trước đây, thể hiện ở cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU và kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.
"Hiệu quả thực thi hiệp định này được dựa trên quan hệ “có đi có lại”, tức là chúng ta trông đợi có thể xuất khẩu nhiều hơn sang EU và chúng ta cũng trông đợi là nhập khẩu được những hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao để hỗ trợ cho ngành kinh tế khác", ông Thái nói.
Ngoài cắt giảm thuế quan, EVFTA còn hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, cải cách luật pháp và phát triển bền vững. Trong khi đó, hiệp định mở ra khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư của EU trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp khác như giáo dục đại học, dịch vụ máy tính, phân phối, viễn thông.
Chủ tịch EuroCham, Alain Cany nhận định, hiện tại, các chính phủ trên thế giới đều đang tập trung mọi nguồn lực để chống lại đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ quên EVFTA. Trên thực tế, Hiệp định đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, một khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai và đại dịch được kiểm soát, nền kinh tế của chúng ta cần phải mở cửa trở lại và phục hồi.
Đại diện EuroCham phân tích, vaccine sẽ giúp chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu về y tế - sức khỏe, còn thương mại tự do, công bằng và dựa trên luật lệ sẽ giúp chống lại cuộc khủng hoảng toàn cầu về kinh tế. Đối với Việt Nam và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, EVFTA sẽ là một trong những công cụ quan trọng nhất, cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều được hưởng lợi từ việc loại bỏ dần thuế quan và mở cửa thị trường.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025