-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Tâm sự của người “lao đầu vào đá”
Cách đây 5 năm, giới ngân hàng xôn xao khi Tập đoàn Doji của anh em doanh nhân Đỗ Minh Phú, Đỗ Anh Tú góp vốn mua 20% cổ phần Ngân hàng TMCP Tiên Phong (nay là TPBank) - một ngân hàng yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu.
Tiền không phải là nỗi lo, bởi khi đó Doji vừa thu về hơn 4.000 tỷ đồng từ việc bán 95% Công ty Diana. Điều làm nhiều người tò mò là, trong bối cảnh ngành ngân hàng chìm ngập trong khó khăn, tại sao anh em ông Phú lại dám liều như vậy.
Ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT TPBank |
Chính bản thân ông Phú, khi nhìn lại thương vụ này cũng chia sẻ, quyết định đầu tư vào Ngân hàng Tiên Phong giống như “lao đầu vào đá”, bởi khi đó ngân hàng này gần như trống rỗng.
Không chỉ anh em ông Phú, mà ngay cả vị lãnh đạo ngân hàng kỳ cựu có hơn 20 năm kinh nghiệm khi được mời về làm Tổng giám đốc là ông Nguyễn Hưng - khi đó là CEO VPBank - cũng phải “chờn” và mất một tuần suy nghĩ trước khi quyết định đầu quân.
“Nói thật là lúc đó tôi cũng suy nghĩ lắm vì TPBank bé quá. Thời điểm tôi mới tiếp nhận, cả ngân hàng có 700 cán bộ, nhân viên, trong đó tới hơn 100 người chỉ chuyên… làm báo cáo, nhân viên bán hàng (sale) chưa đến một nửa. Hàng loạt chức danh chủ chốt chưa có. Khách hàng cũng vậy, Ngân hàng chỉ có 60.000 khách hàng, số tài khoản hoạt động (active) chưa đến 50%. Dư nợ vỏn vẹn 3.000 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế lên tới cả ngàn tỷ đồng”, ông Nguyễn Hưng nhớ lại.
Tuy rất lo lắng, song sức hấp dẫn của một ngân hàng tuy nhỏ, yếu, nhưng khá “sạch”, mong muốn được thử thách và khát khao “làm được gì đó”, khiến bộ ba Đỗ Anh Tú - Đỗ Minh Phú - CEO Nguyễn Hưng quyết tâm vực dậy ngân hàng này.
Sau 5 năm, TPBank đã lột xác hoàn toàn. Từ chỗ lỗ chỏng vó, đến hết năm 2017, Ngân hàng không chỉ xóa hết lỗ lũy kế, mà còn thu về khoản lợi nhuận 1.250 tỷ đồng, tăng trưởng mỗi năm 35-40%, có 4.700 nhân viên và 1,7 triệu khách hàng, chuẩn bị lên sàn chứng khoán…
Con đường M&A TPBank với ông chủ TPBank vẫn chưa dừng ở đó. Vài năm gần đây, TPBank đã thực hiện thành công nhiều thương vụ chào bán cổ phần cho đối tác nước ngoài như IFC, PYN Elite Fund... Điều đặc biệt nhất là các đối tác tìm đến TPBank đều một phần nhờ “quý” ông chủ của ngân hàng này.
Ông Petri Deryng, Giám đốc đầu tư PYN Elite Fund, sau khi quyết định chi 40 triệu USD mua 5% cổ phần TPBank đã nói: “Sau khi gặp Chủ tịch HĐQT và Ban lãnh đạo TPBank, trên đường ra xe ô tô, chúng tôi đã nói rằng, mình muốn đầu tư vào TPBank. Quyết định này mất chưa đến 30 phút. Trong thương vụ này, tôi cảm thấy đối tác như bạn tri kỷ”.
Sự kết hợp của bộ ba đình đám
Sự lột xác kỳ diệu của TPBank trước hết là nhờ dòng tiền thực được rót vào (Doji thu về khoảng 184 triệu USD từ việc bán Diana trước khi mua cổ phần TPBank). Dòng tiền thực này giống như nguồn máu mới được tưới vào cơ thể ốm yếu TPBank khi đó.
Nguyên nhân thành công thứ hai là các cổ đông thực, không muốn biến ngân hàng thành sân sau. “Chúng tôi không kỳ vọng Ngân hàng là cổng tài chính của Doji. Chúng tôi có thể góp hàng ngàn tỷ đồng vào Ngân hàng, nhưng không kỳ vọng vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng. Chúng ta đã thấy bức tranh u ám của đầu tư chéo hiện nay và chúng tôi tuân thủ nguyên tắc: tránh hiệu ứng rủi ro kép”, ông chủ TPBank khi đó đã cam kết.
Thế nhưng, nguyên nhân quan trọng nhất khiến TPBank làm nên điều tưởng chừng bất khả thi có lẽ là nhờ sự kết hợp của bộ ba: kiến trúc sư trưởng - Đỗ Minh Phú, lão làng marketing - Đỗ Anh Tú và vị CEO ngân hàng kỳ cựu, cực đam mê công nghệ - ông Nguyễn Hưng.
Những kinh nghiệm quản trị, điều hành của bộ ba chiến tướng này đã giúp TPBank nhanh chóng xoay chuyển thế cờ, từ chỗ là một ngân hàng yếu, nằm khiêm tốn trong những ngõ nhỏ, không ai biết, đến nay trở thành một trong những ngân hàng năng động, tự tin, “ngự” ở mặt tiền các con phố lớn, có bộ nhận diện thương hiệu sang trọng và độc đáo bậc nhất hệ thống.
Khi được hỏi làm việc với các ông chủ nhà băng chưa từng có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực ngân hàng có “vất vả” không, ông Nguyễn Hưng hào hứng cho biết: “Trái lại, tôi học được rất nhiều từ họ. Từ trước đến nay, tôi luôn đứng nhìn ở góc độ của ngân hàng, nhưng khi làm việc với anh Phú, anh Tú, tôi hiểu thêm được cách nhìn từ phía khách hàng. Kinh nghiệm từ Doji, Diana trong marketing, chào bán sản phẩm, xây dựng thương hiệu… giúp ích rất nhiều cho TPBank”.
Nhìn ở góc độ điều hành, điều thành công nhất của bộ ba này là TPBank, sau 5 năm, đã có được vị thế riêng trong hệ thống ngân hàng. Còn ở góc độ nhà đầu tư, thương vụ “tay ngang” của hai ông chủ ngành vàng không phải là cú liều, mà thực sự là một thương vụ bạc tỷ rất thành công.
Với cá nhân ông Phú và ông Tú, có lẽ điều làm họ tự hào nhất là từ chỗ không có chút kinh nghiệm nào về ngân hàng, đến nay, các doanh nhân này đã được giới ngân hàng coi trọng, đánh giá là có dáng dấp, tư duy của một “banker”.
Còn với CEO Nguyễn Hưng, chiến lược ngân hàng số thành công đã giúp vị CEO này trở thành một trong những nhân sự bị săn lùng của các công ty săn đầu người. Lý giải nguyên nhân sớm lựa chọn chiến lược ngân hàng số cho TPBank, đi trước nhiều ngân hàng khác, ông Hưng cho hay, thời điểm TPBank bước vào tái cơ cấu, cả ngân hàng chỉ có 20 chi nhánh trong khi các ngân hàng khác có tới hàng trăm, hàng ngàn chi nhánh. Muốn đuổi kịp mạng lưới với các ngân hàng khác, TPBank phải mất ít nhất 20 năm. Cái khó ló cái khôn, ngân hàng số là lựa chọn được đưa ra khi đó.
Bổ sung về lựa chọn chiến lược này, ông Đỗ Minh Phú cho biết: “Chúng tôi cảm nhận cơ hội đã đến trong thời đại kỷ nguyên số”.
Cho đến nay, TPBank là ngân hàng duy nhất trên thị trường có ngân hàng số tự động 24/24h (LiveBank).
Sau 5 năm gắn bó với TPBank, CEO Nguyễn Hưng vừa được tái bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc TPBank. Trong khi đó, ông Đỗ Minh Phú cũng quyết định từ bỏ chức Chủ tịch HĐQT Doji sau mấy chục năm gắn bó để tập trung hoàn toàn vào vị trí Chủ tịch TPBank.
Chia sẻ về lý do, ông Phú cho biết, 5 năm sau khi mua lại TPBank là quãng thời gian đẹp nhất và cũng thách thức nhất đối với mình, song ông thấy vẫn còn rất nhiều việc phải làm với TPBank. Một trong những dự định của ông chủ nhà băng này là đưa TPBank vào top 5 ngân hàng mạnh nhất Việt Nam.
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025