-
VNDirect đột ngột thay đổi kế hoạch sử dụng hơn 2.400 tỷ đồng -
Chuyển động tại Sabibeco: Ghế CEO đổi chủ, người nội bộ thoái vốn, ngày về Sabeco không xa? -
Không phải FPT Shop, chuỗi nhà thuốc Long Châu mới là “át chủ bài” của FRT -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Kinh doanh và Phát triển Bình Dương nhận thầu 1.426 tỷ đồng từ thành viên Becamex IDC
HoSE cho biết sẽ chấp nhận niêm yết hơn 235,2 triệu cổ phiếu HNA vào ngày 12/1/2024, giá tham chiếu ngày chào sàn là 18.350 đồng/cổ phiếu và biên độ phiên giao dịch ngày đầu tiên là 20%.
Như vậy, ước tính ngày chào sàn, Công ty Thủy điện Hủ Na được định giá hơn 4.316,5 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 1/12, HoSE đã Quyết định chấp thuận niêm yết 235,23 triệu cổ phiếu CTCP Thủy điện Hủ Na trên sàn HoSE.
Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na đăng ký kinh doanh lần đầu tiên ngày 16/5/2007, được thành lập bởi 2 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với số vốn điều lệ là 1.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính tới 30/9/2023, cơ cấu cổ đông của Thủy điện Hủa Na đã có sự thay đổi khá lớn, bao gồm Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã POW - sàn HoSE) sở hữu 80,72% vốn điều lệ; Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á sở hữu 4,91% vốn điều lệ; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội sở hữu 4,46% vốn điều lệ; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam sở hữu 3,71% vốn điều lệ; còn lại 6,2% vốn điều lệ thuộc về cổ đông khác.
Về ngành nghề kinh doanh, Công ty Thủy điện Hủa Na kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Trong đó, Công ty quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Hủa Na có công suất thiết kế 180 MW, bao gồm 2 tổ máy với tổng mức đầu tư khoảng 7.092 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình năm là 712,7 triệu kwh và dự án nhà máy Thủy điện Hủa Na chính thức hoàn thành và sử dụng từ năm 2013 tới nay.
Trong đó, dự án Thủy điện Hủa Na thuộc địa phận xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Kinh doanh lao dốc trước thềm chuyển sàn
Về hoạt động kinh doanh, do phụ thuộc vào một dự án duy nhất, kết quả kinh doanh của Công ty Thủy điện Hủa Na cũng biến động theo điều kiện thuỷ văn. Trong đó, riêng năm 2022, khi điều kiện thuỷ văn thuận lợi, Công ty báo cáo doanh thu đạt 1.175,59 tỷ đồng, tăng 70,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 583,5 tỷ đồng, tăng 344,1% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 38,3%, tăng lên tới 60,2%.
Tuy nhiên, bước sang nửa đầu năm 2023, khi điều kiện thuỷ văn không còn thuận lợi, hiện tượng El Nino quay trở lại, ngay lập tức, kết quả kinh doanh của Công ty Thủy điện Hủa Na đã quay đầu giảm mạnh.
Trong đó, 9 tháng đầu năm 2023, Thủy điện Hủa Na ghi nhận doanh thu đạt 521,35 tỷ đồng, giảm 38,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 152,4 tỷ đồng, giảm 62,9%. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 59,7%, về còn 37,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 60,7% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 305,36 tỷ đồng, về 197,68 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 263%, tương ứng tăng thêm 9,39 tỷ đồng, lên 12,96 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 48,4%, tương ứng giảm 27,8 tỷ đồng, về 29,64 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 18,4%, tương ứng tăng thêm 3,17 tỷ đồng, lên 20,43 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Được biết, năm 2023, Công ty Thủy điện Hủa Na đặt kế hoạch tổng doanh thu 733,47 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 153,31 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, Công ty hoàn thành 99,4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Doanh nghiệp một dự án thiếu câu chuyện dài hạn
Về ngành nghề kinh doanh, Công ty Thủy điện Hủa Na kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Trong đó, Công ty quản lý, vận hành Nhà máy thủy điện Hủa Na có công suất thiết kế 180 MW, bao gồm 2 tổ máy với tổng mức đầu tư khoảng 7.092 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình năm là 712,7 triệu kwh và dự án nhà máy Thủy điện Hủa Na chính thức hoàn thành và sử dụng từ năm 2013 tới nay.
Tính tới 30/9/2023, tổng tài sản của Công ty Thủy điện Hủa Na là 3.574,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 3.574,7 tỷ đồng, chiếm 84,4% tổng tài sản. Ngược lại, tồn kho và tài sản dở dang dài hạn không đáng kể chỉ lần lượt là 20,97 tỷ đồng và 39,8 tỷ đồng.
Đối với kế hoạch phát triển giai đoạn năm 2023-2028, Công ty Thủy điện Hủa Na lên kế hoạch tập trung vận hành an toàn, hiệu quả nhà máy thuỷ điện Hủa Na, đầu tư xây dựng thêm một đến hai nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, dự án năng lượng tái tạo.
Trong đó, trước thềm niêm yết sàn HoSE ngày 12/1/2023, Công ty Thủy điện Hủa Na cho biết sẽ nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ, các dự án năng lượng tái tạo. Hiện nay, tập trung đánh giá Nhà máy thủy điện Nậm Nơn 20MW tại Nghệ An và Dự án thủy điện Sơn Trà 1D 12 MW ở Quảng Ngãi. Ngoài ra, công ty cũng nghiên cứu thực hiện dự án điện mặt trời ở lòng hồ thủy điện Hủa Na.
Như vậy, ngoài dự án Thủy điện Hủa Na đã vận hành thương mại từ năm 2013 tới nay, Công ty đang thiếu dự án mới cụ thể để bổ sung vào câu chuyện tăng trưởng dài hạn, các kế hoạch đầu tư dự án mới cũng chưa cụ thể và chưa tiến hành xây dựng, vì vậy khi niêm yết thành công trên sàn HoSE trong đầu năm 2024, kết quả kinh doanh vẫn chủ yếu phụ thuộc vào duy nhất một dự án là nhà máy Thuỷ điện Hủa Na.
Ngoài ra, đối với dự án Thủy điện Hủa Na, Công ty đang tồn tại một số nội dung trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm vướng mắc 302,4ha đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm đang có rừng tự nhiên đã giao đất sản xuất cho người dân tại các điểm tái định cư ngoài thực địa nhưng phải thu hồi lại; 129 hộ dân còn lại chưa nhận đất ruộng lúa nước để sản xuất; và cuối cùng công tác bồi thường xử lý chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp nơi đi và nơi đến đang thực hiện.
Những vướng mắc này vẫn chưa được giải quyết dứt điểm mặc dù dự án nhà máy thuỷ điện Hủa Na đã đi vào vận hành thương mại từ năm 2013 tới nay.
-
Doanh nghiệp địa ốc vất vả với kế hoạch gọi vốn mới -
Công ty Năm Bảy Bảy tiếp tục gặp khó -
Ở điểm rơi lợi nhuận, Nhà Khang Điền gặp áp lực bán ra cổ phiếu -
Tasco lên kế hoạch chào bán gần 179 triệu cổ phiếu, rót vốn vào công ty con -
Triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường ngay sát Tết, KIDO tính bàn gì? -
Cảng Sài Gòn giảm trích lập quỹ đầu tư phát triển do lo ngại lỗ luỹ kế -
Khoản lỗ triền miên đằng sau chuỗi trung tâm xét nghiệm Diag
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up