
-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
-
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus
Với sự cố này, ông Vũ Hữu Phúc, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) - đơn vị vận hành thủy điện Trung Sơn đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa và khẳng định đập và nhà máy thủy điện Trung Sơn an toàn và vận hành bình thường.
Hiện trạng khu vực sạt trượt thuộc vai phải mái đào hố xói đập tràn từ cao độ 95m lên trên bị sạt trượt vào thời điểm mưa to và lũ lớn ngày 31/8/2018; vị trí vết sạt nằm trên phạm vi vai phải mái đào hố xói của đập tràn và có xu hướng phát triển lên trên đỉnh mái đào.
![]() |
Vị trí vết sạt trượt. |
Theo báo cáo của TSHPCo, vết sạt trượt là lớp đất đá phong hóa, chân vết sạt là đá gốc cứng chắc ở cao độ 95m; khoảng cách từ vết sạt đến vị trí đập khoảng 100m. Nền đập nằm trên nền đá gốc ở cao độ 75m-79m, trong khi vết sạt là đá gốc ở cao độ 95m.
Báo cáo cũng trích dẫn đánh giá của Chuyên gia địa chất và Tư vấn thiết kế (Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 4) cho rằng Thủy điện Trung Sơn là đập bê tông trọng lực, được đặt trên nền đá gốc cứng chắc, nên hiện trạng đập thực tế hiện nay an toàn và vận hành bình thường.
Sau khi xảy ra sạt trượt, TSHPCo đã thường xuyên quan trắc chuyển vị, ứng suất của công trình, kết quả cho thấy các số liệu quan trắc vẫn bình thường và nằm trong giới hạn cho phép, đặc biệt là lưu lượng thấm qua bê tông rất nhỏ.
TSHPCo cũng đưa ra giải pháp xử lý để vết sạt không phát triển thêm và đảm bảo giao thông vai phải đập bằng cách bổ sung neo gia cố phạm vi từ vết sạt đến chân đập, đào giảm tải một phần mái đào trên cao,… đồng thời đề nghị bên tư vấn thiết kế rà soát và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp cho toàn bộ khu vực hạ lưu vai phải, hạ lưu vai trái để đảm bảo an toàn vận hành lâu dài.
Được biết, Nhà máy điện Trung Sơn có công suất 260 MW, bao gồm 4 tổ máy sản xuất 1.018,61 triệu kWh. Dự án khởi công năm 2012 với tổng mức đầu tư 410,68 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng thế giới (WB) là 330 triệu USD, vốn đối ứng của EVN 80,68 triệu USD. Nhà máy có dung tích 300 triệu m3, bắt đầu tích nước từ tháng 12/2016, vận hành tổ máy đầu tiên vào tháng 2/2017. Đến nay, cả 4 tổ máy đều đã vận hành.

-
Cơ quan thuế và Công an phối hợp trao đổi thông tin tạm hoãn xuất cảnh điện tử
-
Việt Nam - Belarus chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược
-
Phối hợp thúc đẩy các dự án trọng điểm tại Đà Nẵng để tạo động lực phát triển
-
Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
-
Giải thể Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật -
Thẩm tra cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân -
Thái Bình cần xác định rõ được lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội của mình -
Thứ trưởng Bộ Tài chính dẫn đầu đoàn doanh nghiệp Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư tại Hoa Kỳ -
Quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Belarus -
Sẽ tiếp tục rút ngắn quy trình, thủ tục để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài -
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM