-
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Nam Việt lên kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 2.666,68 tỷ đồng -
Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội -
Lợi nhuận Nhựa sinh thái Việt Nam giảm nhẹ trước thời điểm chào sàn UPCoM -
Cổ đông API, APS, IDJ "thở phào" sau hơn 1 năm "gồng lỗ" -
Licogi 13 bán 30% vốn một công ty con cho cá nhân
Trong quý II/2022, Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 4.490,99 tỷ đồng, tăng 36,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 150,52 tỷ đồng, giảm 39,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 17,1% lên 19,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 58,5% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 329,57 tỷ đồng lên 892,67 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 36,5%, tương ứng giảm 8,77 tỷ đồng về 15,28 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 586,4%, tương ứng tăng thêm 73,24 tỷ đồng lên 85,73 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 145,3%, tương ứng tăng thêm 390,39 tỷ đồng lên 659,01 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Cơ cấu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Thủy sản Minh Phú trong quý II và 6 tháng đầu năm (Nguồn: BCTC). |
Xét về cơ cấu chi phí bán hàng, chủ yếu là 450,8 tỷ đồng chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác, chiếm gần 96,5% tổng chi phí bán hàng. Ngoài ra, cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu 149,8 tỷ đồng chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác, chiếm 78,1% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác đóng góp nhiều nhất trong cơ cấu chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Thủy sản Minh Phú cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm trong quý II do trong kỳ dự phòng các khoản phải thu khó đòi và chi phí tài chính tăng so với cùng kỳ.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Thủy sản Minh Phú ghi nhận doanh thu đạt 8.730 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 241,7 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Thủy sản Minh Phú đặt kế hoạch doanh thu 18.963,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.266,5 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 19,1% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, dòng tiền kinh doanh ghi nhận âm 32,7 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 867 tỷ đồng, tức tăng 834,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 630,5 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 885,4 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Thủy sản Minh Phú tăng 13,6% so với đầu năm lên 10.861,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 5.043,3 tỷ đồng, chiếm 46,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.857,1 tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.508,4 tỷ đồng, chiếm 13,9% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.180,4 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 47,8% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 381,4 tỷ đồng lên 1.180,4 tỷ đồng; tồn kho tăng 13% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 581,4 tỷ đồng lên 5.043,2 tỷ đồng…
MPC tăng dự phòng trong 6 tháng đầu năm 2022 (Nguồn: MPC). |
Điểm đáng lưu ý, tính tới cuối quý II, Công ty đã tăng dự phòng thêm 133,5 tỷ đồng và hoàn nhập dự phòng 2,2 tỷ đồng, điều này dẫn tới dự phòng tăng từ 15,7 tỷ đồng lên 146,98 tỷ đồng. Mặc dù vậy, Công ty không thuyết minh chi tiết khoản mục tăng trích lập dự phòng.
Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 27,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 897,9 tỷ đồng lên 4.148,4 tỷ đồng và chiếm 38,2% tổng nguồn vốn.
Ở một diễn biến khác, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Thủy sản Minh Phú nhấn mạnh định hướng năm 2022 thực hiện kế hoạch 5 năm, với tầm nhìn phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số, duy trì là công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam và của thế giới, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có cũng như không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Công ty sẽ triển khai các dự án lớn nhằm xây dựng các vùng nuôi tập trung như tôm rừng, tôm quảng canh, tôm siêu thâm canh công nghệ cao và tôm lúa theo phương thức liên kết hợp tác với đầy đủ cơ sở hạ tầng cấp, thoát nước, dịch vụ kỹ thuật.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/8, cổ phiếu MPC tăng 600 đồng lên 43.500 đồng/cổ phiếu.
-
Khoáng sản Bình Định (Bimico): Dự kiến thoái toàn bộ vốn nhà nước từ quý IV/2024 -
Viconship sắp mua gần 12,77 triệu cổ phiếu Vận tải Biển Vinaship với giá 27.000 đồng/cổ phiếu -
Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số tăng 48,5% trong tháng 9/2024, lên 30,16 triệu USD -
Cổ phiếu Đức Long Gia Lai nhận cảnh báo về khả năng huỷ niêm yết bắt buộc
-
Doanh nghiệp địa ốc chuyển từ lãi sang lỗ sau soát xét -
Nam Việt lên kế hoạch thưởng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên 2.666,68 tỷ đồng -
Nhà đầu tư rút vốn khỏi Nhiệt điện Phả Lại -
DNP Holding dùng cổ phiếu làm tài sản đảm bảo phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu -
Cảng Sài Gòn đề xuất đầu tư Cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng - Khánh Hội -
Lợi nhuận Nhựa sinh thái Việt Nam giảm nhẹ trước thời điểm chào sàn UPCoM -
Nhà Khang Điền trả cổ tức 10%, sắp nâng vốn điều lệ vượt 10.000 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Giải thưởng APEA 2024 tôn vinh doanh nghiệp và doanh nhân xuất sắc tại Việt Nam
- Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024