-
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam -
PMI vượt trên 51 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 10/2024 -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 11/2024 -
Tách nơi ngủ khỏi khu vực kinh doanh: Hàng nghìn cơ sở kinh doanh có nguy cơ mắc kẹt -
Khánh Hòa kiểm tra loạt cơ quan có tài sản đấu giá -
TP.HCM: Giá thuê đất thương mại dịch vụ dự kiến tăng từ 18% - 53%
Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng |
Quyết liệt triển khai chương trình phục hồi
Hầu hết các bộ, cơ quan đã ban hành chương trình, kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội và khẩn trương, tích cực triển khai công việc được giao.
Nhận định trên được nêu tại Báo cáo “Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022”, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng ký gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội, phục vụ phiên họp thẩm tra về nội dung này.
Đây cũng là báo cáo định kỳ hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm, dự kiến do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày ngay trong phiên khai mạc kỳ họp thứ ba (sáng 23/5/2022).
Nhưng, điểm khác biệt của báo cáo năm nay là phần cập nhật tiến độ triển khai Nghị quyết số 43/2015/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội (gọi tắt là Chương trình), được thông qua tại kỳ họp bất thường (tháng 1/2022).
Sau đánh giá khái quát, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của các bộ, cơ quan trung ương.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẩn trương hoàn thiện, báo cáo Thủ tướng về danh mục, phương án phân bổ vốn đầu tư công thuộc Chương trình, báo cáo Chính phủ về phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công của Chương trình và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình và Dự án Xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đã báo cáo Thủ tướng cho phép xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về nội dung trên.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được văn bản của 16/16 địa phương tự đánh giá năng lực, kinh nghiệm và khẳng định việc làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc thuộc Chương trình qua địa bàn. Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng ban hành quyết định phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình.
Công việc của các bộ, ngành khác cũng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin vắn tắt. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đồng thời đã dự thảo Nghị định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, đã trình Thủ tướng ban hành chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, 2 nhóm đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhận được 500.000 đồng/người/tháng và người lao động quay trở lại thị trường lao động được nhận 1 triệu đồng/người/tháng với thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng và phương thức chi trả hằng tháng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, từ nay đến cuối năm, Chính phủ xác định triển khai thực hiện nhanh, đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại cuối năm đối với tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Tạo động lực mới cho hai đầu tàu kinh tế
Được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì thẩm tra cùng ngày với báo cáo kinh tế - xã hội là 2 dự án giao thông quan trọng với mục tiêu tạo động lực lan toả không chỉ cho hai thành phố đặc biệt, mà cho cả nước.
Với đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tổng chiều dài khoảng 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Tiến độ thực hiện từ 2022-2026.
Về quy mô, đầu tư phân kỳ với quy mô phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 17 m (bề rộng cầu 17,5 m). Nhu cầu sử dụng đất khoảng 1.341 ha, hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng bằng vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thời gian thu phí được xác định là 21 năm.
Chính phủ cũng đề xuất một số cơ chế chính sách đặc biệt cho dự án trên, như cho phép điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021- 2025), điều chuyển số vốn 14.250 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông - Vận tải về các địa phương để thực hiện theo phương án phân bổ: Hà Nội 8.400 tỷ đồng, Hưng Yên 3.740 tỷ đồng, Bắc Ninh 2.110 tỷ đồng.
Chính phủ nhìn nhận, việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của TP. Hà Nội, mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng Thủ đô Hà Nội và của cả nước nói chung.
Cũng là dự án quan trọng quốc gia, Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM được khẳng định sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của TP.HCM, mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong vùng TP.HCM và của cả nước nói chung.
Tại dự án này, Chính phủ trình Quốc hội Quyết định chủ trương đầu tư khoảng 76,3 km, quy mô phân kỳ 4 làn xe cao tốc hạn chế, tốc độ thiết kế 80 km/h với bề rộng mặt cắt ngang là 19,75 m.
Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 642,7 ha và sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 75.378 tỷ đồng. Về tiến độ, Dự án được chuẩn bị năm 2022, giải phóng mặt bằng năm 2022 - 2024, khởi công xây dựng năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025, hoàn thành toàn bộ dự án năm 2026, quyết toán năm 2027.
Chính phủ cũng đề nghị được áp dụng cơ chế đặc biệt cho dự án này. Trong đó có việc cho phép điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2021 2025), điều chuyển số vốn 17.146 tỷ đồng đã bố trí cho Bộ Giao thông - Vận tải về các địa phương để thực hiện theo phương án phân bổ: TP.HCM 10.627 tỷ đồng, Đồng Nai 856 tỷ đồng, Bình Dương 4.266 tỷ đồng, Long An 1.397 tỷ đồng.
Với cả hai dự án trên, Chính phủ đều đề nghị được phát hành trái phiếu để cho các địa phương vay đáp ứng nhu cầu thực hiện, giải ngân trong giai đoạn 2024-2025. Cho phép sử dụng linh hoạt vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương để thực hiện Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp cơ cấu nguồn vốn, tiến độ thực hiện Dự án. Các địa phương cam kết bố trí ngân sách địa phương cho phần vốn phát sinh tăng thêm trong trường hợp có điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ ba của Quốc hội, cả hai dự án trên sẽ được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình Quốc hội vào ngày 30/5 và được thông qua ngay trước phiên bế mạc kỳ họp (chiều 17/6).
Tại báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu 11 nhóm giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022. Theo đó, đứng thứ nhất là tập trung, ưu tiên toàn lực để triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình Phòng chống dịch Covid-19.
Giải pháp thứ hai được xác định là điều hành đồng bộ, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách khác để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì mức lãi suất cho vay hợp lý, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Từ nay đến cuối năm, Chính phủ cũng sẽ tăng cường quản lý, giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm an toàn hệ thống tài chính.
-
Đầu tư 256.000 tỷ đồng phát triển văn hóa: Lo địa phương không có ngân sách đối ứng -
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam -
PMI vượt trên 51 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 10/2024 -
Một số chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 11/2024
-
Tách nơi ngủ khỏi khu vực kinh doanh: Hàng nghìn cơ sở kinh doanh có nguy cơ mắc kẹt -
Khánh Hòa kiểm tra loạt cơ quan có tài sản đấu giá -
TP.HCM: Giá thuê đất thương mại dịch vụ dự kiến tăng từ 18% - 53% -
Quốc hội ủng hộ phân cấp mạnh trong đầu tư công -
Quảng Nam bàn giải pháp triển khai hiệu quả Quy hoạch tỉnh -
Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024: “Chuyển đổi để bứt phá” -
Sửa Luật Bảo hiểm y tế: Đột phá nhưng cần "hết sức thận trọng"
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững