Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tiềm năng, lợi thế và tài nguyên của tỉnh Cà Mau
P.V (camau.gov.vn) - 11/09/2015 14:37
 
Cà Mau là tỉnh cực nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập ngày 01/01/1997. Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền.

Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước. Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723 ha.

Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam. Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km.

Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan. Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực.

Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá BạcTài nguyên nước

Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt (bao gồm nước mặt sông, kênh, rạch, kênh đào, đồng ruộng, nước ven biển) của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nước mưa và nước từ biển vào theo các nhánh sông. Nguồn nước mặt là nước ngọt chủ yếu tập trung ở khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Đây là nguồn nước mưa được giữ tại chỗ, do đó thích hợp cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi cá đồng.

Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn (đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc pha trộn với nguồn nước mưa) chiếm phần lớn nguồn nước mặt của tỉnh và thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nước ngầm (nước dưới đất) của tỉnh Cà Mau có trữ lượng rất lớn, dễ khai thác. Theo kết quả đánh giá cho thấy, trữ lượng nước ngầm trong toàn tỉnh Cà Mau khoảng 5,8.106m3/ngày. Trong đó, nước có thể sử dụng được cho sinh hoạt đến tầng 2 khoảng 5,2 triệu m3/ngày. Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Nguồn nước khoáng: kết quả thăm dò cho thấy tỉnh Cà Mau có 3 nguồn nước khoáng. Bao gồm:

- Nguồn nước khoáng thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình: Thuộc lỗ khoan S147, nằm gần ngã ba sông, do Đoàn 804 thi công năm 1996. Nguồn nước khoáng được phát hiện trong lỗ khoan sâu 258m, lưu lượng 23 lít/giây. Kết quả phân tích cho thấy, nước khoáng Thới Bình có thành phần hóa học bicarbonat natri, khoáng hóa thấp, được xếp loại nước khoáng silic, ấm. Hiện nay, nguồn nước khoáng này được khai thác, cấp nước sinh hoạt.

- Nguồn nước khoáng Cà Mau: thuộc lỗ khoan 215, do Đoàn 802, thuộc Liên đoàn địa chất thủy văn thi công năm 1996, nằm trong khuôn viên trụ sở cũ của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Công an tỉnh Cà Mau (phường 2, thành phố Cà Mau). Nước xuất hiện ở lỗ khoan sâu 328m. Kết quả phân tích cho thấy, đây là nước khoáng bicarbonat natri, khoáng hóa thấp đoạn trên và vừa đoạn dưới, được xếp vào loại nước ấm đoạn trên và nước khoáng hóa  ấm đoạn dưới.

Cà Mau có hệ thống tài nguyên rừng phong phú, giàu tiềm năng
Cà Mau có hệ thống tài nguyên rừng phong phú, giàu tiềm năng



- Nguồn nước khoáng Năm Căn: Thuộc lỗ khoan S141, gần trụ sở UBND huyện Năm Căn (địa bàn thị trấn Năm Căn). Nguồn nước được phát hiện ở lỗ khoan sâu 257m, lưu lượng 11 lít/giây, độ hạ thấp mực nước 21,89m. Kết quả phân tích cho thấy, đây là nước khoáng bicarbonat – clorut – sulfat natri, khoáng hóa vừa, được xếp vào nước khoáng hóa ấm. Hiện nay, nguồn nước khoáng này được khai thác, cấp nước sinh hoạt.

Tài nguyên khoáng sản

Biển Cà Mau đã phát hiện có trữ lượng dầu khí khá lớn, nhiều triển vọng khai thác và phát triển công nghiệp dầu khí. Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển khí Tây Nam và nghiên cứu khả thi đường ống dẫn khí Tây Nam của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, tại vùng bồn trũng Malay - Thổ Chu phía Tây Nam đã có các phát hiện về khí có giá trị tại khu vực PM – 3 - CAA. Chỉ riêng các khu vực đang thăm dò, khai thác và một số lô có tài liệu khảo sát đã cho trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m3, trong đó đã phát hiện 30 tỷ m3. Khả năng phát triển và khai thác tối đa các mỏ khí dự báo có thể đạt sản lượng khai thác đỉnh là 8,25 tỷ m3/năm.

Rừng tràm U Minh có trữ lượng than bùn lớn nhất cả nước. Số liệu điều tra cơ bản năm 1987, Cà Mau còn khoảng 75 triệu tấn than bùn, với diện tích khoảng 14.000 ha, có nơi lớp than bùn dày hơn 1 mét. Những năm gần đây diện tích và trữ lượng than bùn ở rừng U Minh bị suy giảm do cháy rừng gây ra. Diện tích rừng có than bùn còn khoảng 5000 ha. Than bùn U Minh có thể sử dụng làm chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm khác.

Trên 2 hòn đảo: Hòn Khoai và Hòn Đá Bạc còn có đá macma có thể làm đá hộc, đá mi, đá chẻ, ốp lát. Nhưng trữ lượng không lớn, lại nằm xa bờ nên tỉnh không đưa vào khai thác, sử dụng.

Đất sét  được phát hiện 2 mỏ và 1 điểm sét gạch ngói.

- Điểm sét gạch ngói Tân Thành, thành phố Cà Mau được phát hiện vào tháng 6/1996. Thân khoáng sản lộ trên mặt dưới dạng cánh đồng lúa phẳng, có độ cao tuyệt đối khoảng 0,7 – 1,0m. Phạm vi phân bố được xác định chiều dài khoảng 1.250m, rộng 500m.

- Mỏ sét gạch ngói Giồng Kè, thuộc khóm 3, phường 1, thành phố Cà Mau. Mỏ này được khai thác sản xuất gạch từ năm 1990, có chiều dài khoảng 750m, rộng 250m.
- Mỏ sét gạch ngói ấp Chánh, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 10 km, phân bố ở độ cao 0,7 đến 1,0m. Thân khoáng sản lộ ngay trên mặt đất dưới dạng cánh đồng bằng phẳng, có chiều dài khoảng 1.500m, rộng khoảng 250m.

Rừng ngập mặn Cà Mau: có 28 loài thú, thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ IUCN, như bộ linh trưởng (khỉ đuôi dài, voọc), bộ móng guốc ngón chẵn(heo rừng), bộ ăn thịt (chồn mướp, cáo mèo, cáo cộc, rái cá…), 74 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133 loài động thực vật phiêu sinh.

Rừng tràm U Minh có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn. Cùng với U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong hai nơi duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái rừng này, đồng thời là vùng đất ngập nước quan trọng và có giá trị trong vùng hạ lưu sông Mê Kông và Đông Nam Á. Đặc trưng cơ bản của bồn trũng U Minh là quá trình nâng lên của thế đất hình dạng lòng chảo, mà trung tâm bồn trũng là hệ sinh thái rừng U Minh Hạ, với diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn chuyển hẳn sang rừng tràm khi tiến sâu vào nội địa và ngọt hóa dần bồn trũng

Tài nguyên rừng

Đến năm 2012, Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179ha, rừng trồng 94.544ha. Cà Mau có 3 loại rừng chính

Rừng ngập mặn Cà Mau có hệ sinh thái độc đáo và đa dạng, đứng thứ 2 trên thế giới, sau rừng Amazôn ở Nam Mỹ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích gần 69.000ha. Trong đó, tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi và Phú Tân.

Rừng ngập mặn Cà Mau là một thảm thực vật với nhiều loài cây như: đước, mắm, vẹt, bần, dá, su, cóc, dà, chà là, dương xỉ, dây leo… Trong đó, đước là loài cây chiếm đại đa số và có giá trị kinh tế cao. Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng rừng ngập Minh Hải (12/1998), rừng ngập mặn Cà Mau có 101 loài cây. Trong đó, có 32 loài cây chính thức thuộc 27 họ.

Rừng ngập mặn Cà Mau: có 28 loài thú, thuộc 12 họ. Trong đó, 5 loài có trong sách đỏ Việt Nam, 1 loài trong sách đỏ IUCN, như bộ linh trưởng (khỉ đuôi dài, voọc), bộ móng guốc ngón chẵn(heo rừng), bộ ăn thịt (chồn mướp, cáo mèo, cáo cộc, rái cá…), 74 loài chim, 17 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 14 loài tôm, 175 loài cá, 133 loài động thực vật phiêu sinh.

Rừng tràm U Minh có tổng diện tích khoảng 35.000 ha. Tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình. Rừng tràm U Minh thuộc hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, với rừng tràm trên đất phèn và đất than bùn. Cùng với U Minh Thượng (Kiên Giang) là một trong hai nơi duy nhất ở Việt Nam có hệ sinh thái rừng này, đồng thời là vùng đất ngập nước quan trọng và có giá trị trong vùng hạ lưu sông Mê Kông và Đông Nam Á. Đặc trưng cơ bản của bồn trũng U Minh là quá trình nâng lên của thế đất hình dạng lòng chảo, mà trung tâm bồn trũng là hệ sinh thái rừng U Minh Hạ, với diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn chuyển hẳn sang rừng tràm khi tiến sâu vào nội địa và ngọt hóa dần bồn trũng.

Cà Mau: Tập trung nguồn lực cho các Khu công nghiệp, Khu kinh tế
Cà Mau xem việc tập trung các nguồn lực đầu tư để phát triển các Khu công nghiệp, Khu kinh tế là giải pháp trọng tâm, bước đột phá trong thực...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư