
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
Bitcoin đã mất tới 37% giá trị so với đầu năm |
Trong số 100 đồng tiền ảo có giá trị vốn hóa lớn nhất đang giao dịch trên Coinmarketcap hôm nay (24/3), chỉ có 5 đồng tiền ảo giảm giá, trong khi 95 đồng tiền ảo khác đều tăng giá.
Đứng đầu thị trường về giá trị vốn hóa vẫn là Bitcoin. Tăng tới hơn 11%, 10h sáng nay, mỗi Bitcoin được niêm yết với giá 6.568 USD, giá trị vốn hóa đạt 120 tỷ USD. Như vậy, nếu so với mức giá hồi giữa tháng 3 năm nay (Bitcoin rớt thảm còn 4.183 USD/BTC ngày 13/3), thì sau 10 ngày, giá bitcoin đã tăng 57%, thị trường lấy lại 44 tỷ USD. Tuy vậy, so với mức giá hơn 10.300 USD/BTC hồi giữa tháng 1/2020, hiện bitcoin vẫn giảm tới 37% giá trị.
Ngoài Bitcoin, hàng loạt đồng tiền ảo khác ngày hôm nay cũng tăng mạnh. Cụ thể, tính đến 10h sáng nay (giờ Việt Nam), so sánh trong vòng 24h, Ethereum tăng 8,4%, đạt 135,27 USD, XRP tăng 4,86%, lên 0,159 USD, BCH tăng 7,44%, đạt 222,25 USD, BSV tăng 8,3% đạt 174,48 USD, Litecoin tăng 7,5%, lên 38,99 USD… Tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền ảo tính đến 10h sáng nay là 183 tỷ USD.
Thị trường tuy phục hồi song sự tăng trưởng này được đánh giá là thiếu bền vững. Trong phiên hôm qua (23/3), thị trường giảm đồng loạt, các mã tiền ảo đều ngập trong sắc đỏ. Bitcoin được giao dịch ở mức 5.888 USD/BTC. Nhiều chuyên gia phân tích cho ràng, chỉ khi vượt qua mốc 8.000 USD, Bitcoin mới lấy lại được đà tăng trưởng bền vững, kéo cả thị trường đi lên.
Dù đa phần các đồng tiền ảo đều tăng giá sáng nay, song số lượng giao dịch trong ngày ở mức thấp cho thấy nhà đầu tư vẫn còn lo ngại về xu hướng phục hồi. Thậm chí, có chuyên gia còn cảnh báo, giá Bitcoin có thể xuống tới mốc dưới 4.000 USD.
Mặc dù tiền số sẽ là một lựa chọn khó tránh khỏi trong nền kinh tế số, song việc chính thức sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian bởi quá nhiều rủi ro cũng như sự phức tạp liên quan đến quá trình vận hành loại tiền này.
Tại Việt Nam, tiền ảo không được thừa nhận, nhà đầu tư rót vốn vào tiền ảo, nếu xảy ra rủi ro cũng sẽ không được pháp luật bảo vệ.

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân