
-
Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng quan tâm đến môi trường đầu tư Hoa Kỳ
-
Tổng Bí thư kết thúc chuyến thăm Azerbaijan, lên đường thăm Liên bang Nga
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Singapore
-
Bố trí đủ kinh phí thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tinh gọn bộ máy
-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
![]() |
Toàn cảnh phiên họp sáng 17/8 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
Năm 2020 ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước với mức tăng số tiền chậm đóng lên đến hơn 50% so với năm 2019.
Thông tin trên được Chính phủ nhấn mạnh trong báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020, được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sáng 17/8.
Theo báo cáo, tính đến 31/12/2020 tổng số tiền chậm đóng BHXH bắt buộc là 11.666 tỷ đồng, tăng 1.566 tỷ đồng so với năm 2019, tương đương mức tăng 15,5% so với năm 2019, chiếm 4,2% số phải thu (nợ lãi 3.017 tỷ đồng).
Trong đó khu vực hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang số tiền chậm đóng BHXH là 245 tỷ đồng, giảm 7,17% so với năm 2019, chiếm 2,83% tổng số tiền chậm đóng.
Khu vực doanh nghiệp Nhà nước số tiền chậm đóng BHXH là 1.161 tỷ đồng, tăng 50,22% so với năm 2019, chiếm 13,43% tổng số tiền chậm đóng.
Khu vực doanh nghiệp có vốn nước ngoài số tiền chậm đóng BHXH là 868 tỷ đồng, tăng 1,47% so với năm 2019, chiếm 10,04% tổng số tiền chậm đóng.
Khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chậm đóng BHXH 6.146 tỷ đồng, tăng 14,69% so với năm 2019, chiếm 71,06% tổng số tiền chậm đóng.
Chính phủ khái quát, trong năm 2020, tình hình chậm đóng BHXH tiếp tục gia tăng, trong đó, việc chậm đóng BHXH chủ yếu diễn ra ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm đến hơn 71%. Tuy nhiên, năm 2020 ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng số tiền chậm đóng BHXH ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước với mức tăng số tiền chậm đóng lên đến hơn 50% so với năm 2019.
Phân tích theo thời gian chậm đóng thì số chậm đóng tập trung ở nhóm chậm đóng từ 1 tháng đến dưới 6 tháng với tỷ trọng 18,81%, nhóm chậm đóng từ 3 năm trở lên với tỷ trọng 34,4% và lãi chậm đóng với tỷ trọng 25,86%. Trong nhóm chậm từ 3 năm trở lên thì chủ yếu là chậm đóng từ 4 năm, 5 năm trở lên với tỷ trọng 92,12%, số chậm đóng khó thu hồi năm 2020 là 2.190 tỷ đồng, giảm 1,19% so với năm 2019.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng, số nợ đóng, chậm đóng BHXH dự báo có thể tiếp tục có xu hướng gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Theo cơ quan thẩm tra thì cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ của Chính phủ với các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covia-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù sau khi hết thời hạn được tạm dừng đóng.
Tham gia thảo luận, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng việc nợ đọng bảo hiểm đã diễn ra nhiều năm nhưng chưa có hướng xử lý, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Bởi vì, doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm nhưng người lao động không nợ mà chế độ thì vẫn không được hưởng, nhất là trong bốii cảnh bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid như hiện nay. Ông Thanh đề nghị cần báo cáo thêm xem có vướng mắc gì trong việc thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội dẫn đến nhiều hạn chế tái diễn từ năm này qua năm khác.
Uỷ ban Xã hội cũng đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý tiền nợ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tồn đọng kéo dài.

-
Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 15,7% sau 4 tháng năm 2025 -
Đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế -
Ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp văn hóa trọng điểm -
Bỏ toàn bộ thanh tra bộ, cục, thanh tra chuyên ngành -
Điểm tên 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau 4 tháng năm 2025 -
Trình Quốc hội kết thúc hoạt động 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, 693 Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược