Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Tiết kiệm vẫn là kênh được lựa chọn
Thùy Vinh - 05/09/2014 20:47
 
Mặc dù tiết kiệm vẫn vào ngân hàng, song theo các chuyên gia lĩnh vực tài chính - tiền tệ, với mức trần 6%/năm hiện nay, lãi suất chưa hẳn đã hấp dẫn tiền nhàn rỗi. Vì thế, khó có thể điều chỉnh giảm thêm lãi suất đầu vào, nhất là khi chứng khoán đang có dấu hiệu ấm lên.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chính phủ thúc xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng
Tiền chảy rất ít vào sản xuất
Ngân hàng Nhà nước: Không hạ trần lãi suất
Lãi suất cứ giảm, tiền vẫn chảy vào ngân hàng
Ngân hàng “săn” tiền tiết kiệm của cán bộ doanh nghiệp

Thời gian còn lại của năm 2014 không còn nhiều, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia lĩnh vực chứng khoán, khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng và đạt mốc trên dưới 650 điểm.

   
     

Trong nửa đầu năm, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 15%, vì thế, theo đánh giá của ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối thị trường mới nổi tại Công ty Korea Investment & Securities - KIS (Hàn Quốc), trong nửa cuối năm còn lại, khả năng chứng khoán sẽ tăng thêm 7 - 8%. Chỉ số HNX cũng sẽ theo xu hướng này và có thể tăng thêm 7-9% trong thời gian còn lại của năm.

“Tháng 8 là thời điểm thị trường đang ở giữa quý thấp điểm trong mùa vụ kinh doanh của khá nhiều ngành như kinh doanh sắt thép, xây lắp, vận tải, du lịch - giải trí, một số nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng..., nên yếu tố vụ mùa ngắn hạn này cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

Tính đến đầu tháng 8, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng khoảng 19-20% - đây là mức tăng trưởng khá tích cực so với nhiều thị trường khác trên thế giới”, ông Hang Jin nói và cho rằng, thị trường vẫn còn động lực để tăng lên tiếp, nên khả năng từ nay đến cuối năm, VN-Index sẽ có mức tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, việc đầu tư vào chứng khoán sẽ có mức sinh lời cao hơn khi mặt bằng lãi suất tiết kiệm hiện chỉ còn 6%/năm.

So với kênh gửi tiết kiệm, tỷ suất lợi nhuận khi bỏ vốn vào cổ phiếu, bất động sản tốt hơn, nhất là khi lãi suất tiết kiệm cho kỳ hạn ngắn từ 5 tháng trở xuống và kỳ hạn dài cũng chỉ dao động quanh mốc 7-8%/năm. Nhưng rõ ràng chứng khoán, bất động sản có độ rủi ro cao hơn. Mặt khác, theo đánh giá của TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thị trường bất động sản Việt Nam đã méo mó quá nặng trong một thời gian dài, nên khó kỳ vọng tan băng trong thời gian ngắn. Còn với chứng khoán cũng khá mạo hiểm cho nhà đầu tư khi thị trường chưa thực sự hồi phục, nhất là với các nhà đầu tư nhỏ, lẻ. Do đó, theo TS. Lịch, tiết kiệm vẫn sẽ là kênh được nhiều người lựa chọn khi lạm phát xuống thấp, nhưng lãi suất tiền gửi không nên giảm thêm so với mặt bằng hiện nay.

Đánh giá được đưa ra từ một chuyên gia lĩnh vực tiền tệ cho rằng, việc giảm lãi suất tiền gửi trong thời gian qua và trước bối cảnh hiện nay chưa tác động đến các kênh đầu tư khác, trong đó có ngoại tệ, vàng, chứng khoán, bất động sản. Nhờ tỷ giá ổn định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua được ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục (khoảng 35 tỷ USD), tình trạng đô-la hóa tiếp tục giảm.

Lãi suất tiết kiệm giảm thời gian qua đã phần nào tác động lên chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc khá nhiều vào mức độ chấp nhận rủi ro và kinh nghiệm đầu tư ở các kênh đầu tư khác của các nhà đầu tư. Mặt khác, theo các chuyên gia lĩnh vực tài chính – tiền tệ, với xu hướng lạm phát kiểm soát mức thấp 5 – 5,5% trong năm nay, gửi tiết kiệm với lãi suất 6%/năm, người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất dương. Song muốn đảm bảo được giá trị của đồng vốn và giảm thiểu rủi ro trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cần có sự phân bổ vốn nhàn rỗi và không nên bỏ trứng vào một giỏ.

Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất hiện nay? Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất hiện nay?

Mặt bằng lãi suất đang có xu hướng hạ nhưng một số ngân hàng vẫn chiều khách bằng cách tạo mọi điều kiện gia tăng lợi ích lãi suất mà khách được hưởng.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư