-
Phát triển bền vững với Cụm liên kết ngành Khu công nghiệp & Logistics -
Quản lý khoáng sản hiệu quả hơn nhờ luật mới và chính sách cải cách -
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam
Tại Diễn đàn, các đối tác trong nước và quốc tế đã cùng nhau thảo luận về cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn 2023. |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, vai trò của kinh tế tuần hoàn trong hướng tới phát triển bền vững và đề nghị các đại biểu chia sẻ, gợi ý bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực ASEAN thiết lập một khung thể chế, pháp luật toàn diện cho kinh tế tuần hoàn.
Các mô hình kinh tế tuần hoàn được triển khai trong thực tiễn thông qua cách tiếp cận Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) là những điển hình cụ thể minh chứng tính hiệu quả trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường các-bon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cũng như huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Tham dự và phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, cần phải có một kế hoạch rõ ràng, các mục tiêu cụ thể và có sự đồng thuận lớn của toàn xã hội.
Đồng thời, theo Phó thủ tướng, cần phải có một hành lang pháp lý cho việc hình thành, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn gắn với trách nhiệm của các thành phần trong nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, doanh nghiệp là động lực trung tâm, các tổ chức và từng người dân tham gia thực hiện.
Cũng tại sự kiện, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khẳng định, việc xây dựng một thế giới bền vững, bao trùm và thịnh vượng vào năm 2030 hoàn toàn khả thi.
Trên cơ sở thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp và kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể dẫn dắt cũng như định hướng con đường phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt thông qua đầu tư vào 3 nhóm vấn đề chiến lược: thiết kế tốt hơn cho kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao vốn con người.
Theo bà Ramla Khalidi, nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Có tới 80% nguy cơ tác động môi trường có thể được xác định ở giai đoạn thiết kế sản phẩm. Bằng cách tạo ra thay đổi từ khâu thiết kế, doanh nghiệp có thể phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu quy định.
UNDP khuyến nghị áp dụng lộ trình thiết kế sinh thái, bắt đầu từ các yêu cầu chung mang tính sinh thái cho các sản phẩm như bao bì, nhựa, thực phẩm và đồ uống, dệt may và điện tử, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và lớn.
Các chính sách tuần hoàn, đầu tư và chiến lược sẽ góp phần thực hiện tham vọng về khí hậu của Việt Nam và xúc tác để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các tiêu chuẩn Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) của doanh nghiệp, sẽ khuyến khích sự liên kết của hoạt động kinh doanh và giúp tiếp cận nguồn vốn xanh.
Tại Diễn đàn, đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Các ý kiến đều đồng thuận với dự thảo và đóng góp các quan điểm, ý kiến vào lộ trình triển khai trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.
Các cơ chế tài chính như thúc đẩy thị trường các bon, nguồn tài chính đổi mới cho đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái cũng như huy động sự tham gia của tư nhân trong hoạt động quản lý chất thải được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong thời gian tới.
Đại diện các doanh nghiệp cũng cam kết sẽ đồng hành cùng các cơ quan Nhà nước và tích cực hành động, thực hiện các giải pháp kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Được biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn gửi lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp.
Dự thảo đã xác định 5 quan điểm chính, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể từ nay đến 2025, đến 2030 cho thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam để thúc đẩy tiến trình chuyển dịch mô hình kinh tế theo hướng bền vững, đưa chất thải thành tài nguyên, trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Trên cơ sở đó, dự thảo đề xuất áp dụng 16 chỉ tiêu đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp độ quốc gia phân theo 3 nhóm gồm: Nhóm chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài nguyên, vật liệu;
Tiết kiệm năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo; nhóm chỉ tiêu về kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội, đổi mới sáng tạo và bền vững.
-
Quảng Ninh thúc đẩy phát triển kinh tế di sản -
“Xây Tết 2025” tặng quà cho công nhân tại Hưng Yên -
Phát động Giải Báo chí Phát triển Xanh lần thứ nhất -
Hệ thống lưu trữ năng lượng tại Vinpearl đi vào vận hành -
Idemitsu, Sagri, Lasuco “bắt tay” làm dự án giảm phát thải Carbon đầu tiên tại Việt Nam -
Vicostone - 22 năm tiên phong phát triển xanh -
Cát Bà quy hoạch không gian biển để phát triển bền vững
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up