Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Tìm hiểu tác động chất cấm trong chăn nuôi đến sức khỏe con người
Hải Minh (enternews) - 27/04/2016 09:17
 
Chất cấm có chứa hàm lượng cao B2-agonnist có thể xảy ra ngộ độc cấp tính cho người sử dụng. Tác hại của loại chất cấm này khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai.
TIN LIÊN QUAN

Đây là khẳng định của PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo – Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia – Bộ Y tế trong Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra”, vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo cho biết, thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại phát triển, cải thiện giống nòi. Để thực phẩm được an toàn thì chăn nuôi, sản xuất thực phẩm phải thực hiện đúng các quy định.

Những năm gần đây trên thị trường Việt Nam đã xảy ra các vấn đề gây mất an toàn thực phẩm đáng báo động như: sử dụng chất tạo nạc, chất tạo màu trong chăn nuôi. Đây là mối lo ngại không chỉ với các cơ quan chức năng mà còn đối với cả mọi người dân.

“Thúc” sự phát triển của lợn

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo, chất tăng trưởng có 2 nhóm chính: nhóm β2-agonist và nhóm các steroid. Trong đó, nguy hiểm nhất là các chất tăng trọng nhóm β2-agonist.

Trong Dược học, β2-agonist là một nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. β2-agonist có tác dụng làm giãn cơ trơn của đường khí phế quản dẫn đến mở rộng đường khí phế quản, giúp các bệnh nhân hen suyễn, bệnh đường phổi hô hấp bình thường trở lại.

Trong chăn nuôi, β2-agonist là chất cấm kích thích tăng trưởng
Trong chăn nuôi, β2-agonist là chất cấm kích thích tăng trưởng

Tuy nhiên, trong chăn nuôi, β2-agonist lại chất kích thích tăng trưởng. Chất này thúc đẩy phát triển cơ bắp, phân giải lipid, điều khiển các chất dinh dưỡng tới mô cơ, tăng sinh quá trình tổng hợp protein để tích luỹ nạc và giảm sinh tổng hợp mỡ, và giảm tích luỹ mỡ trong cơ thể.


Cho đến nay có 27 hóa chất, kháng sinh đã bị cấm

“Sử dụng chất cấm này trong chăn nuôi lợn có tác dụng rõ rệt chỉ sau 2 ngày. Từ ngày thứ 3 lợn sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì. Sau ngày thứ 10 lợn bắt đầu ăn đâu nằm đấy và kèm chân đứng không vững. Thường là khoảng sau 15 ngày sử dụng là phải xuất bán vì nguy cơ gãy chân rất cao. Không chỉ nở mông vai và siêu nạc mà lợn còn cho kết quả tăng trọng cao hơn từ 15-20%. Đặc biệt, khi sử dụng chất cấm này, lợn không đứng dậy được phải vừa ngồi vừa ăn tại máng ăn tự động. Nếu không xuất chuồng kịp thời, lợn sẽ chết.”. – bà Hảo cho biết.

Đối với chất Auramine (vàng ô), bà Hảo thông tin: Đây là chất màu trong công nghiệp dệt, thường được sử dụng trong thực phẩm. Auramine tan tốt trong nước, ethanol. Chất màu vô cơ này được cho vào thức ăn chăn nuôi hoặc pha thành dung dịch ngâm gia cầm nhằm tạo màu vàng cho da, chân (hoặc cho lòng đỏ trứng) gà; gây ra cá bệnh cho Gan, thận, tủy xương với gia xúc, đồng thời tạo ra các khối u trên động vật thí nghiệm…

Gây tác hại lớn cho người sử dụng

Cũng theo bà Hải, các chất tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người sử dụng. Theo đó, ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng cáo B2-agonnist.

Các chất cấm tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người sử dụng
Các chất cấm tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người sử dụng

Tác hại của loại chất cấm này khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ xảy thai. Bên cạnh đó, chất cấm này khiến sử dụng sản phẩm có chất cấm ngộ độc mãn tính, nhiễm độc gan.

Với chất auramine (vàng ô) thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô. Trên da, chất này gây dị ứng, ngứa. Trên đường hô hấp gây kích ứng dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi. Ngộ độc cấp, thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô.

“Trên hệ tiêu hóa, chất này gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch. Đặc biệt bà Hảo lưu ý, nghiên cứu trên động vật cho thấy vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. “Nhiều thí nghiệm cho thấy vàng ô tổn thương a xít nhân DNA của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương”, bà Hảo nói.

 

PGS.TS Lê Thị Hồng Hảo đưa các phân biệt thực phẩm sạch và bẩn. Theo đó, thịt lợn sạch có lớp mỡ dày, mùa hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất B2- agonnist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư