
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
![]() |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cùng Đoàn công tác của Bộ Xây dựng và đại diện một số Bộ, ban, ngành tại buổi làm việc tại Quảng Ngãi, gỡ khó cho xi mâng Đại Việt. |
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cùng Đoàn công tác của Bộ Xây dựng, đại diện một số Bộ, ban, ngành liên quan vừa có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi cùng tháo gỡ khó khăn đối với Nhà máy xi măng Đại Việt.
Nhà máy xi măng Đại Việt thuộc Công ty Cổ phần Xi măng Việt Nam là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM), đi vào hoạt động tháng 6/2012.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhà máy xi măng này đã gây ảnh hưởng đến dân cư. Năm 2013, các hộ dân lân cận nhà máy đã yêu cầu nhà máy phải ngừng hoạt động do tiếng ồn và ô nhiễm môi trường.
Chính quyền địa phương đã 2 lần đứng ra đối thoại với người dân, đồng thời Chính phủ cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc vấn đề trên nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định thanh tra dự án. Đồng thời, tổ chức 2 lần đối thoại trực tiếp với các hộ dân. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà máy, và có văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi báo cáo, đề xuất xử lý vụ việc.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Quảng Ngãi đã 3 lần tổ chức làm việc với Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung, nhưng doanh nghiệp này mong muốn được tạo điều kiện di dời dân, để nhà máy sớm hoạt động trở lại.
Di dời người dân chung quanh nhà máy hoặc chấm dứt hoạt động của Nhà máy xi măng Đại Việt là một bài toán khó hiện nay của tỉnh Quảng Ngãi. Nếu chấm dứt hoạt động hoặc di dời Nhà máy sẽ liên quan nhiều vấn đề về thất thoát và hư hỏng tài sản Nhà nước. Nếu chấm dứt hoạt động của Nhà máy thì vấn đề nguồn vốn đã đầu tư, bồi thường, hỗ trợ doanh nghiệp sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho doanh nghiệp.
Ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, “Nhà máy xi măng Đại Việt dừng hoạt động tồn đọng trong nhiều năm qua đó là những gì mà lịch sử đã để lại cho Quảng Ngãi. Do lịch sử để lại nên chỉ có thể giải quyết sao cho phù hợp, hài hoà giữa các bên chứ không thể nào giải quyết một cách triệt để được mà cần thực hiện có lộ trình, từng bước để sớm tháo gỡ khó khăn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thống nhất quan điểm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở rộng giai đoạn 2 của nhà máy Xi măng Đại Việt. Đồng thời, tỉnh cần có chính sách kêu gọi thu hút đầu tư các dự án vào khu vực này để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dời dân trong vùng dự án.
Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung cần lập dự án mở rộng để báo cáo tỉnh. Phải thực hiện đối thoại với các hộ dân để thông báo lộ trình kế hoạch di dời, bồi thường cho các hộ dân với sự đồng ý thống nhất cao của người dân. Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trường. Muộn nhất là đến cuối quý II, tỉnh Quảng Ngãi phải có kết luận chính thức về vấn đề này để báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi, việc giải quyết bài toán di dời dân hay di dời nhà máy Xi măng Đại Việt phải đặt trong tổng thể hoạt động của các nhà doanh nghiệp trong khu vực này. Nếu di dời nhà máy hoặc dừng hoạt động sẽ gây thất thoát tài sản Nhà nước, vì đây là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Vì vậy, tỉnh thống nhất đề nghị Thủ tướng Chính phủ thực hiện phương án di dời dân theo 3 giai đoạn. Để mở rộng nhà máy, doanh nghiệp phải bố trí ngân sách cho tỉnh thực hiện di dời dân theo lộ trình giai đoạn 1. Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 sẽ thực hiện di dời bằng nguồn ngân sách và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Chậm nhất đến năm 2030, phải hoàn thành di dời toàn bộ 1.864 hộ dân ra khỏi khu vực này.

-
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên -
Schneider Electric thúc đẩy đầu tư vào giáo dục và đào tạo tại Việt Nam, hướng tới xây dựng nguồn nhân lực bền vững
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort