
-
Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ "Đổi mới xanh"
-
Quỹ Tài trợ khát vọng tương lai trao tặng gần 3 tỷ đồng học bổng cho sinh viên
-
Đề xuất thêm thời gian để chi trả xong chế độ phòng, chống Covid-19
-
Đà Nẵng dẫn đầu về thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường
-
Thái Bình: Hơn 39.000 suất quà Tết ủng hộ các đối tượng chính sách, khó khăn -
Lịch lấy nước phục vụ nông nghiệp không rơi vào thời gian nghỉ Tết
![]() |
Đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai được tiếp cận tín dụng ưu đãi |
Mùa thu năm nay về, miền biên viễn Gia Lai bỗng thấy rộn ràng trong lòng khi đi trên những con đường mới mở thẳng tắp dẫn về các buôn làng, nối tiếp những rừng cao su bạt ngàn, vườn cà phê trĩu quả, ruộng lúa vàng ươm, hứa hẹn một cuộc sống bình yên, no đủ.
Có được sự đổi thay như vậy, ngoài nỗ lực của người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã, thì không thể không kể đến những đóng góp thiết thực, quan trọng của những người làm tín dụng chính sách đã và đang bền bỉ đưa vốn về giúp dân xóa nghèo, dựng xây cuộc sống mới.
Làng Tung (xã La Nam, huyện Đức Cơ) là nơi sinh sống của 170 hộ dân, đều là dân tộc Gia Rai. Theo già làng Kso Thi (người làng Tung), cách đây 5 - 7 năm, cuộc sống dân tộc thiểu số ở các xã biên giới gian nan, thiếu thốn lắm, số hộ đủ ăn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đang loay hoay tìm lối thoát nghèo, thì dân làng được sự động viên giúp đỡ của chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng, đặc biệt được Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp sức, đầu tư vốn ưu đãi kịp thời để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
Từ đây, nhiều gia đình trồng các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu, cấy được cả lúa nước; nhà ít cũng có 3 - 4 ha, nhà nhiều thì hàng chục héc-ta, thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm.
“Có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là có đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ kịp thời, cộng với việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã làm “đòn bẩy” mạnh mẽ để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”, ông Rơ Man Mrao, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã La Man lý giải nguyên nhân thoát nghèo, giàu lên của người dân làng Tung.
![]() |
Tín dụng ưu đãi đã giúp nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế và thoát nghèo |
Còn ở xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, nhờ có nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ kịp thời, làm “đòn bẩy”, tất cả 8 buôn làng trong xã đã thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Kế nữa là, 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi thuận lợi.
Gần 30 tỷ đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp cho miền quê Ia Hla thay đổi nhanh chóng, với hơn 600 ha hồ tiêu và ngô lai xanh mướt, đàn trâu bò khoảng 400 con béo mập, cùng hàng trăm hộ gia đình người Ba Na đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Đánh giá về hiệu quả của đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai, ông Rơ Lan Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pưh cho biết, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số bớt cảnh nghèo khó, cải thiện cuộc sống, đồng thời góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững, để cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày thêm tươi sáng.
Nhìn rộng ra cả tỉnh Gia Lai, đến nay, đồng vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội đã bao phủ kín miền cao nguyên rộng lớn hơn 15.500 km2, với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn được tiếp cận chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước.
Trong 5 năm (2016 - 2020), cùng với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ giảm nghèo cũng khá ấn tượng, từ mức 19,71% năm 2016, đến nay giảm còn 5,12%. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đầu năm 2016 là 40,18%, giảm còn 11,14% vào cuối năm 2020. Bình quân mỗi năm giảm 5,8%.
Song hành với sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai suốt 19 năm qua, đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay, dù đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, nhưng với quyết tâm vượt khó, vừa tăng cường phòng chống dịch bệnh tốt, vừa huy động vốn nhanh, dòng chảy nguồn vốn ưu đãi vẫn thông suốt khắp cao nguyên rộng lớn.
Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.494 tỷ đồng, bằng 135% so với cùng kỳ năm 2020, nâng tổng dư nợ lên 5.221 tỷ đồng, với 142.220 hộ dư nợ, bình quân dư nợ đạt xấp xỉ 37 triệu đồng/khách hàng.

-
Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ "Đổi mới xanh"
-
Quảng Ngãi hỗ trợ 1.201.335 kg gạo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
-
Vega City trao quà Tết cho 120 hộ nghèo phường Vĩnh Hòa và Vĩnh Phước, TP. Nha Trang
-
Vietnam Beverage và C asean trao vật phẩm hỗ trợ phòng chống thiệt hại thiên tai cho các trường học tại miền Trung
-
Tập đoàn Hương Sen trao 1.500 suất quà Tết cho người nghèo -
Hơn 5.000 công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương được về quê đón Tết -
FECON đạt 3 triệu giờ làm việc an toàn liên tục trong năm 2022 -
Ninh Thuận dành gần 5 tỷ đồng thu hút nhân tài ngành kinh tế trọng điểm giai đoạn 2022-2025 -
Tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1, lớp 2 tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ -
Vedan Việt Nam trao 1.000 phần quà tết cho người nghèo nhân dịp Tết Quý Mão 2023 -
Liên hợp quốc: Tầng ozone có thể phục hồi hoàn toàn trong 40 năm tới
-
1 Chỉ có Tập đoàn T&T quan tâm Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 Hà Nội
-
2 Chủ tịch Quảng Nam đề nghị tạm dừng đấu thầu các dự án bất động sản mới
-
3 Ngôi sao trên “bầu trời chạng vạng“ của kinh tế thế giới
-
4 GS. Trần Văn Thọ (Đại học Waseda - Nhật Bản): “Chúng ta cần những con người Việt Nam có tinh thần dân tộc”
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/1
-
Đưa Vân Đồn trở thành điểm đến quốc tế: Bài học từ phát triển du lịch bền vững
-
Hãng bay Việt vận chuyển 137.000 hành khách trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão
-
“Xuân quê hương” 2023 - Đất nước niềm tin và khát vọng
-
Năm 2022, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT tăng trưởng trên 20%
-
Manulife Việt Nam thúc đẩy nhân viên làm điều tốt trong cộng đồng với chiến dịch "Một điều Tốt đẹp"
-
Generali triển khai chuỗi hoạt động cộng đồng truyền cảm hứng dịp cuối năm