Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ngân hàng Chính sách xã hội: Giải cơn khát vốn cho miền đất thiếu mưa, thừa nắng gió
Hà An - 21/04/2021 20:49
 
Từ một huyện đảo đã có thời gian dài phát triển kinh tế tự cung tự cấp, Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đang dần thay da đổi thịt.
Đoàn công tác lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ vay vốn trên địa bàn xã Ngũ Phụng (huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận)

Nhiều túp lều mái lá đã nhường chỗ cho những ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm huyện; đường trục xã, liên xã được thảm nhựa và bê tông hóa. Dọc con đường chính của huyện đảo dài hơn 14 km đầy kín những khách sạn khang trang, bề thế, chào đón du khách trong và ngoài nước. Người dân huyện đảo vốn trước kia đa phần đi biển hoặc buôn bán nhỏ, thì nay đã có thêm các cơ hội phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập khi tham gia chuỗi giá trị liên kết trong đánh bắt, nuôi trồng hải sản...

Trong dòng chảy đó, cái khó nhất của người nghèo và các đối tượng chính sách 18 năm qua đã dần được hóa giải bằng các chương trình tín dụng ngày càng đa dạng hóa và hạn mức vay sát với nhu cầu thực tế, giúp nhiều người dân thoát nghèo bền vững, thậm chí làm giàu.

Theo ông Tạ Minh Nhựt, Phó bí thư huyện ủy, Phó chủ tịch thường trực huyện Phú Quý, cộng hưởng hiệu quả từ tín dụng chính sách đã đưa thu nhập bình quân đầu người tại huyện năm 2020 đạt 50,542 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với cuối năm 2015 - thời điểm Phú Quý hoàn thành các chỉ tiêu huyện nông thôn mới.

Rà soát cuối năm 2020, toàn huyện có 6.557 hộ dân với dân số trên 27.000 người, trong đó hộ nghèo chỉ chiếm 0,5%; hộ cận nghèo chiếm 2,14% tổng số hộ trên địa bàn. Dư nợ tín dụng chính sách xã hội thực hiện đến nay đạt hơn 136 tỷ đồng, với 2.619 hộ đang còn dư nợ, trong đó dư nợ cho vay chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn là 60 tỷ đồng, chiếm 44,1% tổng dư nợ.

Không chỉ có Phú Quý, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã lan tỏa rộng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tạo nên những bước chuyển mạnh mẽ trong công cuộc giảm nghèo bền vững. Tính đến ngày 31/3/2021, số dư vốn ủy thác từ ngân sách địa phương tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Bình Thuận đạt 108,3 tỷ đồng, tăng 87,6 tỷ đồng, tăng gấp 4,2 lần so với trước khi có Chỉ thị số 40. Trong đó, ngân sách tỉnh bổ sung 46 tỷ đồng; 10/10 huyện, thị xã, thành phố chuyển sang 31 tỷ đồng; trích từ thu lãi và nguồn kết dư từ quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nhập bổ sung nguồn 10,6 tỷ đồng.

Ngay từ những tháng đầu năm 2021, tỉnh Bình Thuận đã chuyển 15 tỷ đồng sang NHCSXH để ủy thác cho vay. “Với một tỉnh ngân sách còn khó khăn, điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tạo lập nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách tại địa phương”, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc NHCSXH ghi nhận.

Cùng với nguồn lực từ Trung ương và mạng lưới hoạt động trải khắp đến tất cả các xã, phường, thị trấn, với 124 điểm giao dịch tại xã, phường và 2.313 tổ tiết kiệm và vay vốn, hơn 18 năm (2002 - 2020), Chi nhánh đã triển khai cho vay 18 chương trình tín dụng chính sách mới cho hơn 596.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình cho vay từ nguồn ngân sách địa phương do UBND tỉnh và cấp huyện ủy thác cho vay.

Hiện tại, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.000 tỷ đồng, với 100.900 hộ đang còn dư nợ, gấp 26,3 lần so với đầu năm 2003, tăng bình quân 19,1%/năm. Trong đó, dư nợ cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt 388 tỷ đồng/11.100 hộ, chiếm 44,6% tổng số hộ dân tộc thiểu số. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh của chi nhánh chỉ chiếm 0,44% tổng dư nợ, cho thấy nguồn vốn đã được sử dụng và quay vòng hiệu quả.

Cùng với đó, NHCSXH tỉnh đặt mục tiêu nguồn vốn và dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân hằng năm từ 10% trở lên trong giai đoạn từ năm 2021; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ vốn ngân sách tỉnh và huyện ủy thác sang NHCSXH (so với tổng nguồn vốn) ít nhất bằng mức bình quân chung của cả nước theo tinh thần chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo kết luận số 841-TB/VPTU ngày 27/9/2019, để đáp ứng nhu cầu vốn cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Ông Dương Văn An, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhấn mạnh: “Tín dụng chính sách đã có tác động tích cực và thiết thực đối với đời sống của nhân dân, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội địa phương”.

Tín dụng chính sách: Kênh chủ lực giảm nghèo bền vững
Trong 5 năm (2015 - 2020), những đột phá về chất đã đưa tín dụng chính sách xã hội trở thành một kênh chủ lực góp phần giảm nghèo bền vững, xây...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư