-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
Phó thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu tại Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức ngày 2/7 |
Qua hơn 20 năm phát triển, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã được triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc với những kết quả nổi bật và được Đảng, Nhà nước ghi nhận.
Cụ thể, ông Dương Quyết Thắng, Ủy viên HĐQT, Tổng giám đốc NHCSXH cho biết, tính đến ngày 30/4/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 367.305 tỷ đồng, tăng 232.632 tỷ đồng (gấp 2,8 lần) so với khi bắt đầu thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân hằng năm đạt 10,6%. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 346.199 tỷ đồng, tăng 216.743 tỷ đồng so với cuối năm 2014, với hơn 6,8 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 10,4%...
Với vị trí, vai trò là một trong những công cụ đòn bẩy kinh tế của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới đã và đang đặt ra cho hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói riêng, nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những bước đổi mới, hoàn thiện mạnh mẽ hơn với sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cả hệ thống chính trị.
Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú thông tin, NHNN hết sức chú ý đến cơ chế cho hoạt động tín dụng chính sách, trong Luật Các tổ chức tín dụng mới có chương riêng về hoạt động này. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, nhu cầu rất lớn với rất nhiều hoạt động, có tới 27 chương trình phải triển khai, do đó, Đảng, Nhà nước cần có sự chỉ đạo và có cơ chế để xác định rõ tháo gỡ vướng mắc về vốn, nguồn lực, cơ chế cho NHCSXH. Nếu chỉ có các địa phương sẽ không giải quyết được, nên cần có sự vào cuộc các ngành chức năng, từ đó quyết định được mô hình, nguồn lực, cơ chế, tiền lương của NHCSXH.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) chia sẻ, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ - ngân hàng, NHNN thấy rằng, các bộ, ngành, NHCSXH cần tích cực hơn nữa trong việc rà soát, nghiên cứu để triển khai 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng đã được đề ra tại Chiến lược Phát triển NHCSXH đến năm 2030.
Theo đó, đối với NHCSXH, cần chủ động tham mưu các bộ, ngành triển khai hiệu quả các giải pháp tại Chiến lược Phát triển NHCSXH đến năm 2030, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng tăng cường tính chủ động, ổn định, bền vững. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành; xây dựng nền tảng ngân hàng số, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp đem lại tiện ích tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
“Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, kiện toàn, bồi dưỡng nhân sự của hệ thống NHCSXH để thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách xã hội trong tình hình mới, tiếp tục khẳng định vị trí là nhà cung cấp tài chính vi mô lớn nhất Việt Nam và châu Á”, bà Giang nói.
Về phía NHNN, sẽ tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm để hỗ trợ hoạt động của NHCSXH.
Thứ nhất, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và NHCSXH xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của NHCSXH; tích cực tổ chức triển khai, thực hiện các chính sách tín dụng theo nhiệm vụ được phân công, trong đó tập trung triển khai chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.
Thứ ba, tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, nguồn vốn hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
“Trong đó, tiếp tục tăng cường hợp tác song phương, đa phương để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội, đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục đồng hành cùng NHCSXH thông qua duy trì tiền gửi 2% tại NHCSXH để đảm bảo ổn định nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội”, bà Giang thông tin.
-
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học -
Tuần lội ngược dòng của giá vàng -
Nhà băng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cuối năm -
Hoạt động M&A ngân hàng còn sôi động -
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Bí quyết kiến tạo môi trường làm việc tại AEON Việt Nam
- Bội thu giải thưởng, xây dựng Central khẳng định uy thế dẫn đầu
- Wataco hợp tác triển khai Dự án Điện mặt trời áp mái cùng Ryobi DS
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam