-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên đảo Lý Sơn vươn lên làm giàu chính đáng. |
“Chìa khóa” thoát nghèo
Với nguồn vốn từ chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ dân trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư nuôi trồng hải sản, chăn nuôi, trồng trọt, mở hàng quán, nhà nghỉ, dịch vụ homestay... Nhờ vậy, cuộc sống của nhiều hộ dân trên đảo đã thay đổi rõ rệt.
Bà Mai Thị Nhiều (thôn Đông An Hải) tâm sự, trước đây, cuộc sống của gia đình bà rất chật vật, quanh năm thiếu thốn… Tháng 4/2020, bà được Ngân hàng Chính sách xã hội nơi đây cho vay 100 triệu đồng từ chương trình hộ cận nghèo và giải quyết việc làm cho việc đầu tư cải tạo đất trồng hành, tỏi.
“Nhờ chịu khó làm ăn, cùng với việc hành tỏi Lý Sơn được giá, cuộc sống của gia đình ngày khá lên, có điều kiện cho con ăn học và có việc làm ổn định tại TP.HCM. Đầu năm 2023, gia đình đã thoát được hộ cận nghèo, vươn lên trở thành hộ khá ở thôn”, bà Nhiều hồ hởi khoe.
Còn ông Trần Hùng ở thôn Đông An Vĩnh được vay 50 triệu đồng hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn thời điểm tháng 8/2019 để đầu tư nuôi hải sản. Có vốn, ông dồn vào nuôi cá bớp giống ở ngay vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn. Sau những thành công và cả thất bại, gia đình hiện có điều kiện kinh tế khá vững chắc. Từ 5 lồng cá, gia đình đã phát triển lên đến 21 lồng.
“Nếu không có những tiếp sức từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, thì rất khó để gia đình có được điều kiện kinh tế như hôm nay”, ông Hùng tâm sự
Ông Trần Văn Nam, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lý sơn chia sẻ, những năm trước đây, đời sống của người dân trên đảo Lý Sơn còn khó khăn. Tuy nhiên, với việc được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm ngư lưới cụ phục vụ đánh bắt thủy hải sản…, cuộc sống của nhiều hộ dân đã đổi thay.
Khơi thông dòng vốn
Tính đến cuối năm 2023, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lý Sơn đạt 138 tỷ đồng, tăng 19 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch năm; tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 137 tỷ đồng. Đến nay, có 2.271 hộ còn dư nợ, 980 lao động vay vốn chương trình tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Số hộ thoát nghèo bền vững nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 134 hộ…
Để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn, ngoài trụ sở, đơn vị còn mở các điểm giao dịch lưu động; đồng thời ký hợp đồng ủy thác đối với các tổ chức chính trị - xã hội và hợp đồng ủy nhiệm với 56 tổ tiết kiệm và vay vốn. Hoạt động của những “cánh tay nối dài” đang rất hiệu quả. Tổ tiết kiệm và vay vốn trên đảo không chỉ tích cực huy động nguồn vốn, tăng tốc chuyển tải vốn an toàn đến từng hộ dân, mà còn làm tốt vai trò quản lý vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ, trả lãi ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
Đặc biệt, nhằm giúp người dân nhanh chóng tiếp cận các chương trình tín dụng ưu đãi, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lý Sơn chủ động khơi thông nguồn vốn, giải ngân kịp thời vốn cấp trên giao và vốn quay vòng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phân công từng cán bộ tín dụng bám địa bàn.
Nhờ thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách, tập trung nguồn lực, ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, nên đến nay, cuộc sống của người dân Lý Sơn đã được nâng lên nhiều cả về vật chất và tinh thần. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng trăm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên đảo thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần cùng chính quyền và người dân yên tâm vươn khơi, bám biển, bảo vệ vững chắc biển, đảo của Tổ quốc.
Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh đánh giá, những năm qua, tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế gia đình, góp phần ngăn chặn tệ nạn “tín dụng đen” trên đảo.
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo