
-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán
Hiện tín dụng vẫn là kênh bơm vốn chủ chốt của nền kinh tế. Ông Lê Hồng Khang, Giám đốc Phân tích FiinRatings cho rằng, hiện nay, việc phân bổ tín dụng còn nhiều bất cập, phần lớn dòng vốn vẫn tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.
![]() |
Chuyên gia FiinRatings và S&P Global Ratings bàn giải pháp tăng trưởng tín dụng và thị trường vốn trong kỷ nguyên mới. |
Bên cạnh đó, đang tồn tại hiện tượng doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư trung, dài hạn, dẫn tới rủi ro tái cấp vốn và làm chi phí sử dụng vốn đắt đỏ hơn.
Thống kê của FiinRatings cho thấy, chi phí vốn của doanh nghiệp đang tăng mạnh. Nếu như trước đại dịch Covid-19, tỷ lệ chi phí tài chính so với hiệu quả sử dụng vốn dao động từ 14 - 17%, thì hiện nay, con số này đã tăng lên 24 - 29%, ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.
Tín dụng không chỉ có sự phân hóa giữa nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, mà còn phân bổ không đồng đều giữa các nhóm ngành với nhau. Năm 2024, tín dụng kinh doanh bất động sản (cho vay các chủ đầu tư) tăng tới hơn 30%, trong khi tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống chỉ 15%. Nhiều ngành như vận tải, sản xuất công nghiệp… vẫn trong tình trạng thiếu vốn.
Theo ông Lê Hồng Khang, tình trạng mất cân đối vốn sẽ tiếp tục diễn ra với Việt Nam trong thời gian tới, vì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Với kế hoạch đầu tư công của Chính phủ, từ nay đến năm 2040, mỗi năm nước ta cần 30 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng (chưa tính đến dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam và dự án điện hạt nhân) và 20-25 tỷ USD phát triển nguồn nhà ở.
Theo tính toán của ông Khang, hiện cung vốn trong nước mới chỉ đáp ứng được 80% sức cầu. Nếu Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa đầu tư công, tình trạng cung - cầu vốn sẽ ngày càng chênh lệch. Đây cũng là lý do thời gian qua, các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Trong bối cảnh cầu vốn lớn như hiện nay, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings cũng cho rằng, phát triển thị trường vốn là vô cùng quan trọng.
Năm 2024, thị trường trái phiếu đã có dấu hiệu phục hồi khá tốt, tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp phi ngân hàng vẫn còn hạn chế. Để phát triển thị trường trái phiếu, đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm là vô cùng quan trọng.
Theo dự báo của FiinRatings, giá trị dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% được thúc đẩy bởi nhu cầu tái cấp vốn cao và nhu cầu mạnh mẽ từ các ngành có mức độ thâm dụng vốn lớn trong các quý tới. Tuy nhiên, sẽ cần có những nỗ lực lớn hơn để khai thông thị trường vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và giảm chi phí vay. Trong đó, cần phải tạo nền tảng thu hút và mở rộng cơ sở nhà đầu tư, thiết lập khung chiến lược cho phân bổ vốn dựa trên mức độ rủi ro. Ngoài ra, cần thiết mở rộng phạm vi và tác động của các hoạt động bảo lãnh tín dụng.
Ông Andrew, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, S&P Global Ratings cho rằng, những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn trong thời gian tới. Đồng thời, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng…về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khoá để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về mặt tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia.
Hiện nay, nợ công của Việt Nam hơn 150 tỷ USD. Việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia rất quan trọng, giúp Việt Nam có khả năng huy động vốn với chi phí thấp hơn. Lãi suất cho các khoản nợ vay nước ngoài của các doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng dựa trên xếp hạng này.

-
TS. Nguyễn Thị Phương Thảo: Số tiền cổ đông tăng 4,4 lần kể từ khi HDBank IPO
-
ĐHĐCĐ TPBank: Mục tiêu lợi nhuận tham vọng, Chủ tịch trả lời thẳng thắn loạt vấn đề nóng
-
Tỷ giá USD tiếp tục chạm trần, vàng miếng SJC neo cao quanh mốc 121 triệu đồng/lượng
-
CEO HDBank: Ngân hàng đang đẩy mạnh tái cấu trúc DongABank
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 hơn 21.000 tỷ đồng, ra mắt Tập đoàn tài chính HD -
Sacombank muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu và mua lại công ty chứng khoán -
Thị trường biến động: ACB không ngừng củng cố nền tảng kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững -
F88 được vinh danh giải thưởng HR EXCELLENCE 2025 -
Doanh nghiệp SME muốn ngân hàng bảo lãnh để cho vay xanh -
Global Finance năm thứ 2 liên tiếp vinh danh Techcombank là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" -
Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý đầu năm 2025
-
“Khúc ca khải hoàn” mừng 50 năm thống nhất nước nhà
-
Vượng khí sinh tài, đón lộc cùng gia chủ tại The Vista Residence
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch