
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số
-
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
Đảm bảo hoạt động y tế thông suốt
Trong Công văn số 2513/BYT-PB vừa gửi tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Bộ Y tế nhấn mạnh tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Một số bệnh có vắc-xin phòng ngừa như sởi, ho gà, cúm A(H5N1) vẫn ghi nhận các ca mắc mới tại nhiều quốc gia.
![]() |
Bộ Y tế đặc biệt lưu ý việc kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ cao và nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. |
Tại Việt Nam, dịch bệnh nhìn chung đang được kiểm soát, tuy nhiên một số địa phương đã xuất hiện tình trạng tăng cục bộ số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, và đáng chú ý là bệnh sởi với tỷ lệ mắc cao ở nhóm trẻ từ 11-15 tuổi. Đã có trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên người được ghi nhận.
Với điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều cùng với hoạt động du lịch hè và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao trong năm 2025, nguy cơ phát sinh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và bệnh do muỗi truyền là rất lớn.
Bộ Y tế yêu cầu chính quyền các địa phương chủ động chỉ đạo và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Đồng thời, cần huy động sự phối hợp của các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai hoạt động phòng chống dịch và tiêm chủng mở rộng, đảm bảo không bỏ sót đối tượng tiêm chủng.
Các tỉnh, thành phố phải bố trí đầy đủ kinh phí, đảm bảo nguồn lực triển khai các hoạt động phòng chống dịch và tiêm chủng mở rộng, bao gồm cả ngân sách thực hiện chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi theo chỉ đạo tại Công văn số 1572/BYT-PB ngày 19/3/2025. Đặc biệt, các địa phương cần khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3, tổ chức tiêm mũi 1 trước ngày 30/4 và mũi 2 trước ngày 15/5 theo Quyết định số 1340/QĐ-BYT ngày 21/4/2025.
Việc triển khai tiêm chủng cần linh hoạt, phù hợp với điều kiện địa phương như tổ chức tiêm tại nhà, tại trường học hoặc tiêm lưu động. Cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin, đồng thời cập nhật thông tin đầy đủ trên hệ thống tiêm chủng quốc gia.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố phải sẵn sàng phương án ứng phó với dịch bệnh trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025. Cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca nghi ngờ từ cộng đồng, cơ sở y tế và cửa khẩu; triển khai kịp thời biện pháp xử lý, không để dịch lan rộng, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như dại, cúm A(H5N1), sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu…
Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để thường xuyên phân tích tình hình, đánh giá nguy cơ và đưa ra các giải pháp phòng dịch phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cần đảm bảo công tác thu dung, điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa tử vong, kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra lây nhiễm chéo tại bệnh viện, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh nền…
Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cũng là một phần quan trọng. Các địa phương cần chủ động cung cấp thông tin, khuyến cáo phòng bệnh kịp thời, xây dựng tài liệu truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ địa phương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để tuyên truyền rộng rãi đến người dân.
Song song đó, ngành y tế cần tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm cho đội ngũ y tế cơ sở. Đồng thời, thường xuyên rà soát, đảm bảo đầy đủ nguồn thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư y tế và trang thiết bị cần thiết theo phương châm "4 tại chỗ" để chủ động ứng phó với dịch bệnh.
Bộ Y tế cũng đặc biệt lưu ý việc kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ cao và nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Đồng thời, yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với ngành Môi trường tăng cường giám sát dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, dại, than… nhằm kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế và ngăn
Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi đợt 3
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 (đợt 3) với mục tiêu đạt tỷ lệ từ 95% trở lên trong nhóm trẻ thuộc diện chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vắc-xin chứa thành phần sởi.
Đối tượng tiêm chủng trong chiến dịch lần này gồm: trẻ đủ 6 tháng tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai, chưa đến độ tuổi tiêm chủng trong các chiến dịch trước; trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi chưa được tiêm; trẻ từ 11 đến 15 tuổi, bao gồm cả trẻ vãng lai tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao, rất cao, chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc-xin; trẻ chưa rõ tiền sử tiêm chủng hoặc chưa từng mắc sởi nhưng có nguyện vọng tiêm vắc-xin.
Chiến dịch sẽ được triển khai ngay khi Hà Nội được Bộ Y tế phân bổ vắc-xin. Việc tổ chức có thể cùng hoặc khác ngày với các đợt tiêm chủng thường xuyên, tùy theo số lượng đối tượng và điều kiện thực tế của từng địa phương.
Cụ thể, lần tiêm thứ nhất phải hoàn thành trước ngày 30/4 và lần tiêm thứ hai trước ngày 15/5. Các điểm tiêm bao gồm các cơ sở tiêm chủng cố định tại xã, phường, thị trấn hoặc các điểm tiêm lưu động như trường học.
Đối với nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi, tiêm chủng sẽ được tổ chức tại 100% xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện và thị xã trên toàn thành phố. Trong khi đó, nhóm trẻ từ 11 đến 15 tuổi sẽ được tiêm tại các khu vực có nguy cơ cao và rất cao.
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã ghi nhận 81.691 trường hợp nghi mắc sởi tại cả 63 tỉnh, thành phố. Dù số ca mắc theo tuần đang có xu hướng giảm 30% so với đỉnh dịch, nhưng tổng số mắc vẫn cao hơn nhiều so với năm 2024. Số ca tăng rõ rệt tại các tỉnh phía Bắc, trong khi các khu vực khác cơ bản đã ổn định.
Theo thống kê, cơ cấu độ tuổi mắc bệnh đang có sự thay đổi sau thời điểm kết thúc chiến dịch tiêm chủng giai đoạn trước. Nhóm trẻ từ hơn 1 tuổi đến 10 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất (65,8%), đã giảm nhẹ 1,6%; nhóm dưới 1 tuổi giảm 0,2%; trong khi nhóm hơn 10 tuổi (gồm nhóm 11 - 15 tuổi và từ 16 tuổi trở lên) tăng 1,8%.
Đến nay, hầu hết các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng. Theo báo cáo, 54/54 tỉnh thành đã hoàn thành tiêm cho 777.451/806.267 đối tượng, đạt tỷ lệ 96,4%, trong đó 52 tỉnh đạt trên 95%, 2 tỉnh đạt từ 90–95%.
Trước diễn biến này, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1340/QĐ-BYT ngày 21/4/2025 phê duyệt kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng sởi đợt 3 toàn quốc. Về nguồn vắc-xin, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ đợt 1 gồm 451.700 liều cho các Viện khu vực, từ đó cấp phát về các tỉnh, thành để triển khai tiêm chủng.
Tuy tình hình có dấu hiệu chững lại và giảm nhẹ, ngành y tế vẫn cảnh báo nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Nhận thức chưa đầy đủ của một bộ phận người dân về tiêm chủng khiến một số trường hợp e ngại, từ chối tiêm vắc-xin. Bên cạnh đó, nhân lực y tế tuyến cơ sở còn hạn chế cũng gây khó khăn trong triển khai chiến dịch diện rộng.
Ngày 26/4/2025, Bộ Y tế tiếp tục có công văn số 2513/BYT-PB gửi các địa phương và viện chuyên ngành yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch trong thời điểm giao mùa và chuẩn bị bước vào mùa hè. Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố tổ chức tiêm xong mũi 1 trước ngày 30/4 và mũi 2 trước ngày 15/5 theo đúng tiến độ được giao trong Quyết định 1340.
Ngoài ra, Bộ Y tế nhấn mạnh cần đẩy mạnh truyền thông, phối hợp với các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở để cập nhật tình hình dịch bệnh, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng bệnh, đồng thời kêu gọi phụ huynh chủ động đưa trẻ đi tiêm đúng lịch, đủ liều.
Các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện tốt công tác phân luồng, tiếp nhận, điều trị người bệnh và kiểm soát chặt chẽ nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện. Báo cáo ca bệnh phải đầy đủ, chính xác và kịp thời. Bộ Y tế kêu gọi sự đồng hành của toàn xã hội, đặc biệt là truyền thông, để hỗ trợ hiệu quả hơn trong công tác phòng chống dịch sởi đang được đặc biệt quan tâm hiện nay.
Chẩn đoán và điều trị loãng xương hiện đại: Không còn là “một con số”
Tại Hội thảo khoa học chuyên đề “Cập nhật toàn diện về chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh loãng xương” các chuyên gia đầu ngành đã chia sẻ nhiều thông tin cập nhật, mang tính đột phá về hướng tiếp cận bệnh loãng xương trong y học hiện đại.
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS.guyễn Thị Thủy, Chủ tịch Hội Loãng xương Hà Nội, bác sỹ khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội nhấn mạnh rằng việc chẩn đoán loãng xương ngày nay không chỉ đơn thuần dựa vào chỉ số đo mật độ xương DXA (Dual-energy X-ray Absorptiometry), dù đây vẫn là tiêu chuẩn vàng trong lâm sàng.
Thay vào đó, y học hiện đại khuyến nghị tích hợp nhiều công cụ đánh giá tiên tiến như TBS (Trabecular Bone Score – đánh giá cấu trúc vi mô của xương), QCT (Quantitative Computed Tomography - chụp cắt lớp định lượng), REMS (Radiofrequency Echographic Multi Spectrometry - phổ kế siêu âm đa tần số) cùng với thang điểm FRAX để đưa ra một bức tranh toàn diện hơn về nguy cơ gãy xương của từng cá nhân.
Theo PGS.Thủy, chẩn đoán loãng xương hiện không còn là câu chuyện của một chỉ số duy nhất, mà phải được cá thể hóa dựa trên nhiều yếu tố như bệnh nền, tiền sử gãy xương, các chỉ số sinh học, tình trạng dinh dưỡng và lối sống. Đây chính là chìa khóa để đưa ra quyết định điều trị phù hợp, chính xác, giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng sống lâu dài cho người bệnh.
Ở góc độ điều trị, PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội mang đến cái nhìn toàn diện từ nền tảng lý thuyết đến kinh nghiệm lâm sàng thực tế.
Bà nhấn mạnh rằng điều trị loãng xương hiệu quả không chỉ dựa vào việc sử dụng thuốc, mà phải được xây dựng trên một chiến lược điều trị lâu dài, linh hoạt và mang tính cá nhân hóa cao. “Không có công thức điều trị chung cho mọi bệnh nhân loãng xương,” PGS Hoa nhấn mạnh.
Theo bà, biện pháp cơ bản đầu tiên là thay đổi lối sống: tăng cường vận động phù hợp, bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D, hạn chế hút thuốc, tránh lạm dụng rượu bia và duy trì cân nặng hợp lý. Tùy vào mức độ nguy cơ, bác sỹ sẽ chỉ định thuốc chống hủy xương hoặc thuốc tăng tạo xương.
Những loại thuốc như bisphosphonates (nhóm thuốc phổ biến nhất hiện nay) có thể cần được “nghỉ thuốc” định kỳ để tránh tác dụng phụ, trong khi việc ngừng đột ngột denosumab có thể gây gãy xương nặng - điều mà nhiều bệnh nhân và cả một số bác sỹ chưa chú ý đúng mức.
Hội thảo cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhóm bệnh nhân trẻ tuổi - một nhóm đối tượng thường bị bỏ sót trong tầm soát và chẩn đoán loãng xương. Theo các chuyên gia, loãng xương ở người trẻ, đặc biệt là nam giới dưới 50 tuổi, thường là thứ phát từ các bệnh lý nền như rối loạn nội tiết, sử dụng corticoid kéo dài, thiếu vitamin D hoặc bệnh lý mạn tính.
Việc chẩn đoán cần dựa trên T-score, Z-score, kết hợp với tiền sử gãy xương và công cụ đánh giá nguy cơ FRAX. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, loãng xương ở người trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như gãy xương sớm, biến dạng cột sống, suy giảm chức năng vận động và chất lượng sống từ khi còn trong độ tuổi lao động.
“Loãng xương không còn là bệnh của người già,” các chuyên gia nhấn mạnh. Việc phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp phòng ngừa hàng loạt biến chứng nặng nề và giảm gánh nặng y tế trong tương lai.
Hội thảo lần này không chỉ mang lại thông tin chuyên môn cập nhật mà còn mở ra hướng tiếp cận toàn diện, hiện đại và thực tiễn trong việc chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh loãng xương, phù hợp với xu hướng y học chính xác và cá thể hóa đang được áp dụng trên toàn cầu.
Tổn thương não vì ký sinh trùng
Thói quen ăn những món tái, sống như gỏi cá, tiết canh, nem thính, thịt tái… tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ khôn lường đối với sức khỏe. Bệnh viện Đa khoa Medlatec mới đây đã tiếp nhận một trường hợp tổn thương não nghiêm trọng do nhiễm ký sinh trùng từ chính những món ăn quen thuộc của người Việt.
Bệnh nhân là ông H.V.C. (51 tuổi, sống tại Hà Nội), đến viện trong tình trạng đau đầu âm ỉ kéo dài hơn 10 ngày. Dù không có các triệu chứng rõ ràng khác, ông vẫn quyết định đi khám do lo ngại sức khỏe có vấn đề. Qua khai thác bệnh sử, các bác sỹ ghi nhận ông có thói quen ăn gỏi cá, tiết canh, thịt lợn tái chanh và nem thính trong suốt thời gian dài.
Kết quả chụp X-quang cho thấy nhiều nốt vôi hóa bất thường tại vùng cổ, vai, ngực và bụng, dấu hiệu gợi ý tổn thương do ký sinh trùng. Đặc biệt, hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) não cho thấy tổn thương ở vùng chẩm hai bên, nhiều nốt vôi ở đồi thị và rải rác ở hai bán cầu đại não, tiểu não.
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc nang sán thần kinh (neurocysticercosis) - một dạng tổn thương do ấu trùng sán dây lợn gây ra khi di chuyển và làm tổ trong não. Hiện ông đã được điều trị và theo dõi y tế sát sao.
Theo TS.BS Ngô Chí Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Trưởng khoa Truyền nhiễm & Y học Nhiệt đới, thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại bệnh viện tăng mạnh. Trong đó, phổ biến là các trường hợp nhiễm ấu trùng sán dây lợn và sán lá gan lớn.
Những bệnh này thường diễn biến âm thầm, kéo dài hàng chục năm và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thần kinh, tai biến mạch máu não hoặc thậm chí là ung thư. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như liệt nửa người, viêm não, áp-xe gan hoặc tổn thương gan mật nghiêm trọng.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm ký sinh trùng là do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là các món chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái, gỏi cá, rau sống.
Nhiều người vẫn giữ thói quen ăn uống "mộc mạc" với quan niệm rằng thực phẩm nhà nuôi là "sạch". Tuy nhiên, các loại gia súc, gia cầm nuôi nhỏ lẻ, không tiêm phòng, ăn uống tự do chính là nguồn chứa nhiều mầm bệnh. Trong phân của chúng có thể chứa trứng sán, khi nhiễm vào thực phẩm sẽ gây bệnh cho người ăn.
Đáng chú ý, không ít người còn lầm tưởng rằng ăn tiết canh mang lại may mắn vào ngày Rằm, mùng Một, hoặc có tác dụng bổ huyết, giải nhiệt.
Thực tế, đây là món ăn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và đã từng ghi nhận nhiều ca bệnh nặng chỉ sau một lần ăn. Tương tự, các món gỏi cá, thịt tái, rau sống cũng là những “con đường” đưa ký sinh trùng vào cơ thể, đặc biệt nguy hiểm khi chúng theo đường máu di chuyển đến não, gan, phổi và tạo thành ổ áp-xe. Nhiều bệnh nhân từng được chẩn đoán nhầm là u não, u gan hay ung thư, nhưng thực chất là ổ viêm do ký sinh trùng.
TS.BS Ngô Chí Cương cảnh báo, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh do ký sinh trùng có thể để lại biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật, áp-xe gan, viêm đường mật cấp hoặc tụ máu dưới bao gan. Việc chủ quan với những món ăn sống, tái là nguyên nhân khiến nhiều người phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Để phòng tránh bệnh ký sinh trùng, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tuyệt đối tránh ăn các món chưa được nấu chín kỹ, đặc biệt là tiết canh, thịt tái, gỏi cá và rau sống chưa đảm bảo vệ sinh.
Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi chế biến thực phẩm và khi chuyển tiếp giữa thực phẩm sống và chín. Đồng thời, nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp, phân loại riêng dao, thớt, bát đĩa dùng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
Ngoài ra, người dân nên chủ động khám và xét nghiệm định kỳ, đặc biệt khi có các biểu hiện như ngứa da, rối loạn tiêu hóa kéo dài, hoặc từng có thói quen ăn các món nguy cơ cao. Đối với những vùng có nguy cơ cao hoặc đang có dịch ký sinh trùng, chính quyền địa phương và cơ sở y tế cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thăm khám và điều trị sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu -
Lấp lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát thực phẩm chức năng -
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế