
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh
-
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
Nói về chính sách dân số ở Việt Nam, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận định rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác dân số và phát triển.
![]() |
Chính sách dân số cần đặt con người làm trung tâm, dựa trên bằng chứng để mọi giai đoạn cuộc đời đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức từ nhà nước và toàn xã hội. |
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng đất nước đang đối mặt với những thách thức mang tính cấu trúc trong xu hướng nhân khẩu học hiện nay, trong đó đáng lưu ý là hiện tượng mức sinh giảm thấp.
Theo báo cáo gần đây của UNFPA, tỷ suất sinh tại Việt Nam hiện ở mức 1,91 con/phụ nữ, thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ.
Đây là xu hướng chung toàn cầu, không chỉ diễn ra tại khu vực Đông Nam Á mà còn ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển khác. Trên thực tế, khoảng hai phần ba dân số thế giới hiện sống tại các quốc gia có mức sinh dưới mức thay thế.
Những con số này cho thấy nhu cầu cấp thiết trong việc xây dựng các chính sách dân số phù hợp, nhằm đáp ứng thực tế thay đổi về cơ cấu dân số, đồng thời bảo đảm lợi ích thiết thực của người dân.
Bên cạnh mức sinh thấp, Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng. Theo thống kê, người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và dự kiến sẽ vượt mốc 25% vào năm 2050. Đến năm 2036, Việt Nam được dự báo sẽ chính thức bước sang giai đoạn "dân số già", chuyển từ xã hội "già hóa" sang xã hội "già".
Ông Matt Jackson cho rằng, sự thay đổi sâu sắc trong cơ cấu dân số đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc xem xét nhu cầu thực tế của người dân ở từng nhóm tuổi.
Đối với người cao tuổi, điều này đồng nghĩa với việc cần mở rộng các dịch vụ chăm sóc dài hạn, hệ thống y tế thân thiện với người già và chính sách bảo vệ an sinh xã hội. Đối với thế hệ trẻ, cần ưu tiên các chính sách hỗ trợ về nhà ở, tiếp cận y tế, giáo dục và tạo việc làm bền vững.
Ông nhấn mạnh, chính sách dân số cần đặt con người làm trung tâm, dựa trên bằng chứng để mọi giai đoạn cuộc đời đều nhận được sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức từ nhà nước và toàn xã hội.
Về xu hướng tử vong, tuổi thọ trung bình tại Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2024 là 69,5 tuổi. Tuy nhiên, có sự chênh lệch đáng kể giữa hai giới: Nam giới có tuổi thọ trung bình là 64,6 tuổi, trong khi nữ giới là 75,6 tuổi.
Đáng chú ý, phần lớn các ca tử vong năm 2024 là do bệnh tật hoặc tuổi già (chiếm 95,2% tổng số ca tử vong được ghi nhận). Đặc biệt, trên 75% các ca tử vong do tai nạn giao thông và tự tử là nam giới.
"Khi được thu thập đầy đủ và chính xác, dữ liệu sẽ giúp chúng ta xác định rõ chính sách nào đang phát huy hiệu quả, ai đang bị bỏ sót, và cần làm gì để xây dựng hệ thống dữ liệu bao trùm hơn, phục vụ cho tất cả mọi người. UNFPA cam kết tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng mỗi người đều được ghi nhận và mọi cuộc sống đều có giá trị", ông Matt Jackson khẳng định.
Trước đó nói về chính sách ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, Bộ đang rà soát các chính sách dân số và xây dựng báo cáo về thực trạng và xu hướng mức sinh tại Việt Nam.
Dự thảo sửa đổi Pháp lệnh Dân số đề xuất, các cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định về số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh. Bộ Y tế cho rằng, nhiều quy định hiện hành đã không còn phù hợp với Hiến pháp và tình hình thực tế.
Điều chỉnh này nhằm duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt lao động và già hóa dân số. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất tăng cường các biện pháp hỗ trợ tài chính cải thiện chế độ nghỉ thai sản, trợ cấp nuôi con và các ưu đãi khác để khuyến khích các gia đình sinh thêm con, đặc biệt ở các khu vực đô thị.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số vàng với lực lượng lao động trẻ và dồi dào, song tình hình già hóa dân số đang ngày càng gia tăng. Số người từ 60 tuổi trở lên hiện chiếm 12% dân số. Con số này được dự báo vượt 20% vào năm 2035. Sự thay đổi nhanh chóng này tạo ra gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội và nguồn lực chăm sóc sức khỏe.
Theo một số chuyên gia, để đối phó với tình trạng giảm mức sinh và già hóa dân số, Việt Nam cần chú trọng việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các chương trình đào tạo nghề và giáo dục cần được cải thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai. Việc đào tạo kỹ năng cho người lao động sẽ giúp họ có thể thích ứng với các ngành nghề mới, nhất là khi các ngành công nghiệp có sự thay đổi nhanh chóng do sự phát triển của công nghệ và tự động hóa.
Già hóa dân số là một trong những thách thức lớn của Việt Nam trong những thập kỷ tới. Điều này đồng nghĩa với việc phải xây dựng hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Các chính sách hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi, cải thiện chế độ hưu trí và các dịch vụ y tế cho người già là rất cần thiết để giảm bớt áp lực cho các gia đình và đảm bảo phát triển bền vững.
Một số chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần một chiến lược lâu dài để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống giáo dục và đào tạo nghề, đồng thời triển khai các chính sách hỗ trợ như lao động linh hoạt, nghỉ thai sản dài hơn và hỗ trợ tài chính cho các gia đình trẻ.
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách về mức sinh, các quốc gia khác cũng đã triển khai các biện pháp như trợ cấp thuế, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và tăng cường dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm. Việt Nam có thể tham khảo các mô hình này để giúp duy trì mức sinh và hỗ trợ các gia đình trong việc nuôi dạy con cái.

-
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế
-
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam
-
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh
-
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Mức sinh thấp, dân số già hóa nhanh và yêu cầu thay đổi chính sách dân số -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi sản phẩm mì chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam -
Thực phẩm bổ sung Chitose quảng cáo thổi phồng công dụng như thuốc chữa bệnh -
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu -
Lấp lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát thực phẩm chức năng -
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế