Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Tín nhiệm giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm gì để xây dựng và duy trì
Hạnh Linh - Quỳnh Hoa - 21/04/2022 07:24
 
Doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực tăng trưởng nhưng vẫn phải gia tăng sự linh hoạt, quản lý rủi ro, xây dựng khả năng phục hồi. Tín nhiệm là yếu tố then chốt để mở khóa thành công.

Xây dựng sự tín nhiệm bằng phương pháp linh hoạt trong quản lý rủi ro và tuân thủ

Trái ngược với những định kiến hiện hữu về việc quản lý rủi ro và tuân thủ làm chậm tốc độ hoạt động kinh doanh, thực tế cho thấy, khi doanh nhiệp có thể giải quyết vấn đề rủi ro và tuân thủ một cách nghiêm túc thì các bên liên quan, bao gồm khách hàng, cơ quan quản lý, nhân viên, nhà cung cấp, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội, sẽ nhận ra rằng quản lý rủi ro và tuân thủ có thể mang lại khuôn khổ tự do giúp doanh nghiệp thay đổi nhanh hơn. 

Tín nhiệm từ các bên liên quan tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự tin tạo ra công nghệ mới, thị trường mới và trải nghiệm khách hàng mới, đồng thời khách hàng cũng sẽ muốn hợp tác kinh doanh và nhân viên cũng muốn làm việc cho tổ chức mà họ tin tưởng.

Tỷ suất hoàn vốn từ khoản đầu tư nhằm xây dựng tín nhiệm không phải lúc nào cũng thể hiện rõ ràng, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể thấy được kết quả thông qua việc doanh nghiệp sẽ không bị phạt do vi phạm quy định trong nước và quốc tế, doanh nghiệp sẽ giữ được khách hàng thông qua tính chuyên nghiệp và độ tin cậy cũng như khả năng bảo vệ dữ liệu của khách hàng, hoặc thu hút và giữ chân được nhân tài ở lại làm việc tại doanh nghiệp có nền tảng văn hóa tín nhiệm cao.

Nguyên tắc cơ bản của một tổ chức đáng tin cậy

Bà Trương Hạnh Linh, Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo bộ phận Tư vấn rủi ro của KPMG Việt Nam cho biết: “Theo như kết quả Khảo sát CEO 2021 của KPMG, 475 CEO trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia khảo sát đều thống nhất với nhận định về ba mối quan tâm họ đặc biệt chú trọng, bao gồm Tự tin (Confidence), Tín nhiệm (Trust) và Sẵn sàng (Preparedness), như là tiền đề phát triển vượt bậc và bền vững”.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm nếu thể hiện được ba đặc điểm chính sau đây:

Năng lực. Doanh nghiệp đạt tín nhiệm phải có kiến thức, kỹ năng và năng lực để cung cấp sản phẩm và dịch vụ của mình.

Nhân đạo. Bên cạnh mục đích lợi nhuận, doanh nghiệp đạt tín nhiệm phải thể hiện được sự quan tâm tới các bên liên quan. Các hoạt động về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) đang trở thành mối quan tâm ngày càng lớn vì các bên liên quan muốn làm việc với các doanh nghiệp có cùng quan điểm giá trị về ESG với họ.

Chính trực. Doanh nghiệp đạt tín nhiệm cũng được tôn trọng khi thể hiện tính chính trực thông qua việc thực hiện những điều đúng đắn, dựa trên nguyên tắc trung thực, công bằng, đạo đức, giao tiếp và thực hiện lời hứa. Doanh nghiệp có yếu tố chính trực cũng công khai đối mặt với vấn đề khó khăn.

Tầm quan trọng của tín nhiệm đúng thời điểm

Sự tín nhiệm được xây dựng dựa trên hành động nhất quán và dễ nhận biết trong những thời điểm quan trọng. Nếu doanh nghiệp tuyên bố và thực hiện điều đúng đắn, nhưng lại thất bại vào thời điểm quan trọng thì uy tín mà họ nỗ lực đạt được có thể bị suy giảm. Đó là lý do tại sao việc đưa yêu cầu bảo mật, tuân thủ và tín nhiệm vào tất cả hệ thống và hoạt động chuyển đổi doanh nghiệp là rất quan trọng.

Bà Trương Quỳnh Hoa, Giám đốc bộ phận Tư vấn tủi ro của KPMG Việt Nam chỉ ra sáu yếu tố tạo sự tín nhiệm nhằm giúp đạt được và duy trì sự tín nhiệm với các bên liên quan để doanh nghiệp có thể gắn liền với sự tin tưởng trong suốt quá trình hoạt động.

Mục tiêu & chiến lược: Mục tiêu và chiến lược rõ ràng cùng với giá trị cốt lõi tạo sự tín nhiệm sẽ đem đến giá trị cho xã hội và đáp ứng lợi ích của các bên liên quan.

Văn hóa: Các giá trị, niềm tin và chuẩn mực đã chia sẻ nhằm thúc đẩy hành vi tạo sự tín nhiệm mang tính xây dựng phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.

Lãnh đạo & quản lý: Ban lãnh đạo thể hiện được giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo bản thân ban lãnh đạo và những người khác phải thực hiện sự tín nhiệm.

Quản trị & cơ cấu: Các cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp thiết lập vai trò và trách nhiệm rõ ràng và cung cấp quyền quyết định trong phạm vi giám sát cẩn thận.

Hệ thống & quy trình: Tận dụng và điều chỉnh các hệ thống lập kế hoạch, quản lý, nhân sự, báo cáo và tuân thủ để củng cố hành vi đáng tin cậy phù hợp với bối cảnh pháp lý và quy định pháp luật.

Sản phẩm, dịch vụ & hoạt động: Quy trình đảm bảo đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan, tuân thủ pháp luật và các giá trị được đề cao.

Kết luận

Theo quan điểm của KPMG, tín nhiệm là nhân tố then chốt thúc đẩy phát triển và chuyển đổi. Vì vậy, khi doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng, cần chú trọng việc nâng cao sự trưởng thành của 06 yếu tố thúc đẩy sự tín nhiệm nêu trên.

Sự tín nhiệm với ba đặc điểm "Năng lực – Nhân đạo – Chính trực" có thể được thiết lập một cách tối ưu với hệ thống quản trị rủi ro và tuân thủ theo phương pháp linh hoạt. Doanh nghiệp nên vượt khỏi giới hạn phòng vệ thụ động mang tính đối phó hay “hô khẩu hiệu” mà cần chủ động đưa ra một cơ chế toàn diện cho phép nhìn trước được các rủi ro và thực hiện hành động đúng đắn cụ thể. Đây là cách gây dựng sự tín nhiệm với các bên liên quan cũng như tạo ra một tương lai thành công và bền vững cho mỗi một doanh nghiệp.

Tác giả: Bà Trương Hạnh Linh (bên trái) là Phó tổng giám đốc, Trưởng bộ phận Tư vấn rủi ro của KPMG Việt Nam; còn bà Trương Quỳnh Hoa (bên phải) là Giám đốc Dịch vụ Tư vấn rủi ro KPMG Việt Nam
Chuyên gia KPMG: Nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần ưu tiên tới các vấn đề ESG
Chuyên gia KPMG đã chỉ ra rằng, ưu tiên của những người lãnh đạo doanh nghiệp đang thay đổi, trong đó các vấn đề về Môi trường, Xã hội và...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư