-
Vàng giảm giá sát ngày Thần Tài, nhiều người đua bán chốt lời -
Vàng vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn trong năm 2025 -
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% năm 2025 -
Hội đồng Vàng Thế giới: Bất ổn sẽ làm tăng nhu cầu vàng năm nay -
Vàng miếng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng, tỷ giá tại các ngân hàng hạ nhiệt -
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank
Với thương vụ sáp nhập PGBank, VietinBank sẽ có 168 chi nhánh và 1.063 phòng giao dịch trên toàn quốc |
Theo mong muốn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình, Vietcombank và VietinBank sẽ là hai ngân hàng phấn đấu đạt tầm khu vực. Trong khi đó, Ngân hàng BIDV cũng tự đặt cho mình mục tiêu đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng trong khu vực. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các ngân hàng trên vẫn quá nhỏ so với quy mô của các ngân hàng khác trong khu vực.
Sau hai thương vụ sáp nhập đình đám vừa được đại hội đồng cổ đông thông qua, tiềm lực tài chính của cả VietinBank và BIDV đều đã được nâng lên đáng kể. Với thương vụ sáp nhập PGBank vừa được chốt, Ngân hàng VietinBank sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ 40.234 tỷ đồng, tổng tài sản 600.039 tỷ đồng, dư nợ 440.000 tỷ đồng. Hậu sáp nhập, ngân hàng này có tới 168 chi nhánh và 1.063 phòng giao dịch.
Tương tự, BIDV hậu sáp nhập với MHB cũng sẽ tăng vốn điều lệ lên 31.512 tỷ đồng, tổng tài sản 695.000 tỷ đồng, tổng dư nợ 461.000 tỷ đồng, với mạng lưới tới 171 chi nhánh và 787 phòng giao dịch.
Với Vietcombank, dù việc sáp nhập chưa được nhắc đến trong đại hội đồng cổ đông vừa qua, song nhiều khả năng, ngân hàng này sẽ sáp nhập một ngân hàng nhỏ, nâng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng, tổng tài sản 650.000 tỷ đồng.
Như vậy, dù sáp nhập, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lớn trong nước cũng chỉ mới đạt 1 - 2 tỷ USD, tổng tài sản đạt trên dưới 30 tỷ USD - quy mô quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực.
“Việc đạt 1 - 2 ngân hàng tầm cỡ khu vực là mục tiêu rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nước ta, song việc này không hề đơn giản. Theo tôi được biết, quy mô các ngân hàng hoạt động trong khu vực có tổng tài sản tối thiểu 50 tỷ USD, vốn chủ sở hữu khoảng 5 tỷ USD. Trong khi đó, ở nước ta, ngân hàng TMCP lớn nhất cũng chỉ có tổng vốn chủ sở hữu vài tỷ USD”, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận, Đề án Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hướng tới xây dựng 1 - 2 ngân hàng hàng đầu Việt Nam với quy mô ngang tầm khu vực là nhiệm vụ khó. Để làm được điều này, NHNN hướng VietinBank tham gia sáp nhập ngân hàng yếu, vừa hỗ trợ hệ thống, vừa nhanh chóng mở rộng quy mô.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sáp nhập ngân hàng nhỏ khó lòng giúp các “ông lớn” như VietinBank, Vietcombank hay BIDV lớn mạnh. Bên cạnh việc mua bán, sáp nhập ngân hàng nhỏ để hỗ trợ hệ thống, các ngân hàng lớn cũng nên tính chuyện xe duyên với nhau để hình thành những ngân hàng lớn.
“Nếu những “ông lớn” về chung một nhà thì sẽ nhanh chóng tạo thành những người khổng lồ ngang tầm khu vực”, TS. Hiếu nói.
Một yếu tố còn yếu nữa của ngân hàng nội trong cuộc đua trở thành ngân hàng vươn tầm khu vực là mạng lưới trong khu vực còn rất hạn chế. Hiện nhiều ngân hàng đã đặt chân vào thị trường nước ngoài như Lào, Đức, Campuchia, Singapore…, song hiệu quả chưa cao, mới chủ yếu hỗ trợ doanh nghiệp Việt. Điều này không có gì ngạc nhiên, bởi ngay trên sân nhà, các ngân hàng nội cũng khó lòng “vời” được khối khách hàng là doanh nghiệp FDI. Trong khi đó, nhiều ngân hàng trong khu vực đã “đổ bộ” mạng lưới của mình tại hầu hết các nước ASEAN.
Rõ ràng, yêu cầu hình thành những ngân hàng lớn đạt tầm khu vực đang trở nên hết sức cấp thiết, song để có thể lớn mạnh một cách nhanh chóng, các ngân hàng lớn và ngân hàng tầm trung phải tính đến chuyện sáp nhập với nhau.
Ông Keith Pogson, lãnh đạo cao cấp Ngân hàng EY khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, mục tiêu giảm còn 15 - 17 ngân hàng từ hơn 30 ngân hàng của Việt Nam vẫn là nhiều. Theo ông Keith, Việt Nam chỉ cần 5 ngân hàng “trụ cột quốc gia”, bên cạnh một số ngân hàng nhỏ hơn phục vụ thị trường ngách.
Trên thực tế, các nước trong khu vực như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Malaysia… cũng chỉ có 3 - 5 ngân hàng lớn và đa số các ngân hàng lớn này đều được hình thành bằng cách thực hiện nhiều cuộc sáp nhập trước đó.
-
Hội đồng Vàng Thế giới: Bất ổn sẽ làm tăng nhu cầu vàng năm nay -
Vàng miếng SJC chạm mốc 91 triệu đồng/lượng, tỷ giá tại các ngân hàng hạ nhiệt -
Cẩn trọng khi mua vàng đón vía Thần Tài -
Xuân đến nhà, lộc đến tay - giao dịch ngay cùng DongA Bank -
Thêm nhiều ngân hàng vào câu lạc bộ lợi nhuận nghìn tỷ đồng -
Bitcoin lại đánh rơi mốc 100.000 USD, nhà đầu tư giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất -
Giá vàng nhẫn lần đầu vượt 90 triệu đồng/lượng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/2 -
2 Đề xuất sửa đổi Luật Doanh nghiệp sẽ trình Chính phủ trong tháng 2/2025 có gì mới? -
3 Quốc hội sẽ không quản lý danh mục dự án đầu tư công -
4 Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
5 Bộ Xây dựng: Chung cư cũ và mới đua nhau tăng giá, có nơi tăng 50% sau một năm
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn