-
Phá đường dây buôn lậu hàng ngàn tấn vàng từ Trung Quốc, Campuchia -
Phá đường dây đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng -
Xét xử vụ "Oanh Hà": Tòa tuyên án tử hình đối với 27 bị cáo -
Tuyên án 17 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu” -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn II: Cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để kiếm chác -
Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ “đất vàng” 152 Trần Phú của Vinataba
Sáng 28/12, sau phần xét hỏi các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Học viện Quân y, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á và các đơn vị liên quan, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Thủ đô Hà Nội đã nêu quan điểm xử lý vụ án và đề nghị mức án đối với 7 bị cáo.
Theo Viện Kiểm sát, thời điểm dịch Covid-19 gây ra nhiều thiệt hại ở Việt Nam và thế giới, trong khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải ra sức chống đỡ nhưng các bị cáo có hành vi gian dối, lợi dụng dịch bệnh để phạm tội, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Phiên tòa xét xử các cựu quân nhân và một số cá nhân liên quan tới sai phạm tại Học viện Quân y. |
Hành vi của các bị cáo đã xâm phạm quyền quản lý, làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước; gây giảm uy tín của cơ quan nhà nước nói chung và Học viện Quân y nói riêng.
Phan Quốc Việt vì vụ lợi cá nhân, muốn kit của công ty mình được cấp phép đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng, Hồ Anh Sơn, không sử dụng quy trình nghiên cứu của Học viện Quân để sản xuất 20.000 test thử nghiệm mà sử dụng kit của Công ty Việt Á cung cấp để đưa đi thử nghiệm, nghiệm thu đề tài trái pháp luật.
Cùng với đó, cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn là chủ nhiệm đề tài, tuy có thực hiện nghiên cứu, song không nghiêm túc, không đầy đủ. Sơn đã thông đồng Hùng và Việt để giúp Công ty Việt Á gian dối trong việc được phê duyệt và cấp phép sản xuất kit xét nghiệm, để Công ty Việt Á sau đó thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.
Với những sai phạm này, Phan Quốc Việt là người thực hành tích cực, chịu trách nhiệm sau Hùng, Sơn và phải chịu trách nhiệm với tổng thiệt hại của đề tài, gần 19 tỷ đồng; chịu trách nhiệm trực tiếp phần tiền Công ty Việt Á được giao là 10,8 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát cho rằng, tất cả phải bị phạt tù nghiêm, nhưng cũng được ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ như nộp tiền khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, có thành tích trong công tác; gia đình có liệt sĩ… Cùng với đó, Học viện Quân y cũng xin giảm nhẹ cho 4 bị cáo là cựu sĩ quan trong đơn vị.
Chủ tịch Công ty Việt Á bị đề nghị tuyên phạt từ 25-26 năm tù trước cáo buộc 2 tội danh. |
VKS đánh giá đây là vụ án "đặc biệt nghiêm trọng", các bị cáo vì động cơ vụ lợi, dẫn đến xâm phạm đến các hoạt động bình thường, đúng đắn của Nhà nước, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng uy tín của cơ quan quản lý Nhà nước và Học viện Quân y nói riêng, do đó cần mức án nghiêm khắc để răn đe.
Do đó, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt cựu Thượng tá Hồ Anh Sơn, cựu Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự, Học viện Quân y từ 11 – 13 năm tù; Trịnh Thanh Hùng, cựu Phó vụ trưởng Vụ Các ngành Kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học Công nghệ 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cựu Đại tá Nguyễn Văn Hiệu, cựu Trưởng phòng Trang bị Vật tư, Học viện Quân y bị đề nghị tuyên phạt từ 7 – 8 năm tù; cựu Thiếu tá Ngô Anh Tuấn, cựu Trưởng phòng Tài chính từ 3 – 5 năm tù; cựu Thiếu tá Lê Trường Minh, cựu Trưởng ban Hóa dược, Học viện Quân y từ 6 – 7 năm tù; và bị cáo Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á từ 6 – 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á bị đề nghị tuyên phạt 15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và từ 10 – 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt từ 25 – 26 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Hồ Anh Sơn bồi thường số tiền đã được Học viện Quân y giải ngân thực hiện đề tài là gần 7,7 tỷ đồng; buộc Công ty Việt Á trả lại 10,8 tỷ đồng được chuyển để thực hiện đề tài, và hơn 20 tỷ đồng do vi phạm quy định về đấu thầu.
Cùng với đó, Học viện Quân y phải nộp lại hơn 400 triệu đồng được Nhà nước cấp để thực hiện đề tài, song chưa sử dụng; các bị cáo cũng phải nộp lại số tiền theo như cáo buộc đã nhận từ Công ty Việt Á.
Đến thời điểm này, Viện Kiểm sát ghi nhận các bị cáo đã nộp khắc phục tổng cộng gần 19 tỷ đồng, trong đó Hồ Anh Sơn nộp 5,3 tỷ đồng, Nguyễn Văn Hiệu 3,7 tỷ đồng, Ngô Anh Tuấn 1,1 tỷ đồng, Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD (tương đương 8,5 tỷ đồng).
Về hình phạt bổ sung, Viện Kiểm sát đề nghị tòa cấm các bị cáo đảm nhận chức vụ quản lý từ 2 đến 5 năm sau khi chấp hành xong án phạt tù.
-
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn II: Cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp lợi dụng dịch bệnh để kiếm chác -
Bộ Công an tiếp tục nắm tình hình vụ “đất vàng” 152 Trần Phú của Vinataba -
TP.HCM chỉ ra hàng loạt khe hở trong phòng, chống tham nhũng tại doanh nghiệp ngoài nhà nước -
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Khởi tố loạt cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ -
Thu giữ thêm 100 tỷ đồng trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips Phó Đức Nam -
Xét xử vụ Oanh Hà: Viện Kiểm sát đề nghị án tử hình đối với 28 bị cáo -
Quảng Ngãi chấn chỉnh thiếu sót, vi phạm tại loạt dự án sau kết luận thanh tra
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion