Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Hai, Ngày 20 tháng 01 năm 2025,
Tốc độ tăng trưởng huy động vốn nửa đầu năm cao gần gấp đôi tín dụng
Thanh Thủy - 29/06/2020 15:00
 
So với cùng kỳ, tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đều thấp hơn. Tốc độ tăng của tín dụng đã chậm lại hẳn, thấp nhất trong 4 năm qua.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 19/6/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 4,59% so với cuối năm 2019, thấp hơn mức tăng trưởng cùng thời điểm năm 2019 (6,05%). Huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,35% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,09%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 2,45% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 6,22%). Tốc đố tăng trưởng huy động vốn vượt khá xa mức tăng của tín dụng.

Hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, tăng trưởng tín dụng tính đến thời điểm 19/6/2020 đạt mức thấp nhất so với cùng thời điểm của các năm trong giai đoạn 2016-2020.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1%-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản và tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp; trong đó giảm 0,6%-0,75%/năm mức lãi suất trần tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm mức lãi suất trần cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Hiện nay, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4%-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,9%-6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5%-7,4%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến ở mức 6%-9%/năm đối với cho vay ngắn hạn; 9%-11%/năm đối với cho vay trung và dài hạn.

Sau động thái điều hành của NHNN, các ngân hàng thương mại cũng nhanh chóng điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Thống kê của bộ phận phân tích CTCP Chứng khoán SSI hồi giữa tháng 6 cho thấy các NHTM đã có thêm một đợt giảm lãi suất 0,2-0,4 điểm phần trăm trong tuần đầu tháng và lũy kế đã giảm 0,5-1,1 điểm phần trăm kể từ đầu năm đến nay. Hiện tại, lãi suất tiền gửi ở mức 3,5-4,25%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,9-6,9%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng, từ 6-7,6%/năm với kỳ hạn 12- 13 tháng.

Trong kỳ họp ĐHĐCĐ năm 2020 đang diễn ra, một số ngân hàng cũng đã đưa ra những con số ước tính về kết quả kinh doanh nửa đầu năm.  Lợi nhuận của Vietcombank trong 6 tháng đầu năm 2020 dự kiến ngang ngửa với mức cùng kỳ 2019 (tức quanh mức 11.000 tỷ đồng). Hồi cuối tháng 5,  VietinBank cũng ước tính lợi nhuận nửa đầu năm 6.000 tỷ đồng, nhỉnh hơn so với cùng kỳ. Thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng hỗ trợ đáng kể kinh doanh của các nhà băng khi tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh do nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn chưa phục hồi.  

Dịch Covid-19 đang khiến nền kinh tế toàn câu tê liệt. Việt Nam nằm trong số không nhiều các quốc gia vẫn giữ được tăng trưởng GDP dương (0,36%). GDP 6 tháng đầu năm nay ước chỉ tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số tăng trưởng thấp nhất kể từ khi thực hiện thống kê năm 1991.

Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm trong tổng tăng trưởng toàn nền kinh tế.

GDP của G20 giảm 3,4% trong quý I/2020 do dịch COVID-19
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư