-
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Sáng 19/1 tại Trụ sở Chính phủ, Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp họp đánh giá hoạt động năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo.
Số doanh nghiệp cổ phần hóa 3 năm qua nhiều hơn cả giai đoạn 2011-2015
Báo cáo của Ban Chỉ đạo cho thấy, năm 2018, cả nước có 32 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được phê duyệt phương án cổ phần hoá, Nhà nước sẽ còn giữ 58,44% tổng vốn điều lệ. Tính tới hết năm, các bộ, địa phương bán cổ phần lần đầu 30 doanh nghiệp, thu về hơn 24.250 tỷ đồng với nhiều doanh nghiệp quy mô lớn như Tập đoàn cao su, Lọc Hoá dầu Bình Sơn, Dầu Việt Nam, Điện lực Dầu khí... Giá trị IPO và bán cho cổ đông chiến lược trong năm 2018 gấp 4,67 lần năm 2017 và gấp 1,4 lần năm 2016.
Giai đoạn 2016 - 2018, cả nước đã cổ phần hóa 156 doanh nghiệp, tăng 34% so với thực hiện cùng kỳ của giai đoạn 2011 - 2015 với tổng quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 204.800 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn từ năm 2016 đến nay đạt trên 210.300 tỷ đồng, gấp 2,69 lần tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011 - 2015.
Về việc bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tới hết năm 2018 các bộ, địa phương đã bàn giao 30/62 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 4.000 tỷ đồng. 32 doanh nghiệp chưa bàn giao có tổng vốn nhà nước là gần 7.000 tỷ đồng ở 11 Bộ, địa phương là: Công Thương, Giao thông vận tải, Văn hoá Thể thao và Du lịch, các tỉnh thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao Bằng, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh.
Hiện cả nước vẫn còn 595 doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng chưa đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cuộc họp đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 (Ảnh: VGP) |
Chưa phát hiện gian lận, vi phạm lớn
Đánh giá chung về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo cho rằng 3 năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã vừa hoàn thiện pháp luật, chính sách theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, chặt chẽ, sát thực tiễn, vừa triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn tại từng doanh nghiệp. Nhờ đó, cổ phần hóa, thoái vốn đã được các bộ, địa phương và doanh nghiệp thực hiện chặt chẽ, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, góp phần hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
“Đến nay chưa phát hiện gian lận, vi phạm lớn mặc dù đây là lĩnh vực rất nhiều phức tạp. Bên cạnh đó, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã thành lập, đi vào hoạt động và tiếp nhận thành công 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, không để xảy ra gián đoạn hoạt động, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DNNN này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo đều cho rằng tiến độ chậm so với kế hoạch đề ra của năm 2018. Cụ thể, còn 53 DNNN chưa được cổ phần hóa, 118 doanh nghiệp chưa được thoái vốn. Đặc biệt, TPHCM và Hà Nội có 50 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa; các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng cũng gặp vướng mắc khi liên quan tới quản lý đất đai.
Bên cạnh đó, các bộ ban hành văn bản hướng dẫn các Nghị định của Chính phủ về xác định giá trị DNNN chậm; tiến độ bàn giao doanh nghiệp có vốn Nhà nước về SCIC và việc thực hiện chế độ báo cáo không đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra các tồn tại là tiến độ cổ phần hóa chậm so với kế hoạch đề ra. Theo kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, năm 2018, phải hoàn thành cổ phần hóa 85 doanh nghiệp, trong đó, một số bộ, ngành, địa phương, bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh phải trình điều chỉnh tiến độ cho phù hợp với tình hình thực tế và đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay mới cổ phần hóa được 32 doanh nghiệp nhà nước. Tiến độ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng chậm. Năm 2017 mới thoái vốn được 17/135 doanh nghiệp và con số thoái vốn của 2018 mới là 52/181 doanh nghiệp.
Việc ban hành văn bản hướng dẫn cổ phần hóa còn chậm. Các bộ, ngành, địa phương doanh nghiệp gặp vướng mắc, lúng túng trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn theo các quy định mới… Chế độ báo cáo, công khai, minh bạch cung cấp thông tin và xử lý trách nhiệm chưa được các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, quyết liệt.
Nhấn mạnh phương châm chỉ đạo năm 2019 là bứt phá, tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong chỉ đạo, điều hành, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đảm bảo công khai, minh bạch, tối đa hóa lợi ích của đất nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm, Phó Thủ tướng đặt ra yêu cầu xử lý nghiêm các sai phạm trong quá trình thực hiện, xem xét trách nhiệm của những người đứng đầu và cơ quan liên quan để chậm trễ, trì trệ.
“Tinh thần hành động của Chính phủ năm 2019 yêu cầu bứt phá thì lĩnh vực này cũng phải vậy trên tinh thần siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tối đa hóa lợi ích Nhà nước, quyết liệt, công khai, minh bạch trong thực hiện, không quá coi trọng số lượng đồng thời xử lý trách nhiệm của cấp có thẩm quyền để chậm cổ phần hoá, thoái vốn”, Phó Thủ tướng nói.
Về nhiệm vụ, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, Khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.
Rà soát tình hình triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã được phê duyệt để xác định, điều chỉnh cho phù hợp với tinh hình thực tế, làm cơ sở triển khai, hoàn thành trong hai năm còn lại của kế hoạch (năm 2019 và 2020); kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, bất cập phát sinh trong triển khai thực hiện. Hoàn thành việc phê duyệt đề án cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền và quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai, tạo bước chuyển mạnh mẽ đối với các Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, phấn đấu đạt kết quả cao nhất đối với các mục tiêu đề ra về công tác phát triển doanh nghiệp.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024