
-
Thống nhất trình Dự thảo Nghị quyết về việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023
-
Đất đã đền bù để làm Sân bay Long Thành phải được sử dụng đúng mục đích
-
Đà Nẵng yêu cầu lựa chọn nhà thầu có năng lực kinh nghiệm thực tế
-
Cử tri Quảng Trị kiến nghị đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm
-
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ -
Cần giải pháp toàn diện, căn cơ để tăng năng suất lao động
Bức xúc tồn đọng đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa
Đại biểu Đinh Ngọc Quý (Gia Lai) chất vấn về việc, người dân và doanh nghiệp bức xúc vấn đề đăng ký quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa bị tồn đọng và không được giải quyết, làm ảnh hưởng đến quyền lợi người dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng cho biết hiện tại Bộ KHCN vẫn đang rất trăn trở về việc tồn đọng đơn xin cấp phép quyền bảo hộ công nghệ, bằng sáng chế… do khả năng xử lý đơn của đơn vị vẫn còn hạn chế, một phần do số lượng đơn đăng ký tăng mạnh trong thời gian qua, một phần do đây là một lĩnh vực vẫn còn mới.
Thủ tục, quy trình xử lý đơn đăng ký vẫn còn chậm, chưa ứng dụng được các công nghệ và hạn chế về nguồn nhân lực dẫn đến số lượng đơn tồn đọng về đăng ký bằng sáng chế và nhãn hiệu vẫn còn rất lớn.
Đến 31/12/2022, còn trên 64.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và khoảng hơn 20.000 đơn đăng ký bằng sáng chế chưa được xử lý.
Bộ KHCN sẽ tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số, kết hợp với điều chỉnh các quy trình nhận và xét đơn, tăng cường tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự để giúp xử lý vấn đề.
Tuy nhiên, ít nhất phải đến năm 2025 hoặc 2026 mới có thể giải quyết vấn đề này.
![]() |
Bộ trưởng Bộ KH&CN trả lời chất vấn trước Quốc hội.. Ảnh: Duy Linh |
Mức chi đầu tư phát triển KHCN
Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) chất vấn Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt về việc xác định mức chi đầu tư phát triển và tỷ lệ phần trăm tổng chi nhà nước cho KH&CN từ năm 2017 đến nay và hướng xử lý tình trạng phân bổ kinh phí sự nghiệp dàn trải.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nhìn nhận đây là vấn đề thực tế tại Việt Nam. Bộ trưởng cho rằng Bộ KH&CN đã có giải pháp để trong thời gian tới để làm cho số nhiệm vụ, ngân sách tiền chi cho các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo được hiệu quả.
Theo đó, giải pháp được Bộ KH&CN đưa ra là phê duyệt 19 chương trình KH&CN với mục tiêu, yêu cầu, dự kiến sản phẩm... với những nội dung cụ thể. Đây là cơ sở để hình thành khung số lượng, tầng ngân sách nhà nước bố trí cho các nhiệm vụ khoa học.
Làm gì để nâng cao năng lực tự chủ, đủ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp?
Theo đại biểu Phùng Thanh Phương (Tây Ninh), tổ chức KH&CN công lập là cấu thành quan trọng của tiềm lực khoa học quốc gia. Ở phiên chất vấn, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nhà nước đã có những giải pháp, chính sách gì để nâng cao năng lực tự chủ, đảm bảo vai trò đi đầu, đủ khả năng hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết Nghị định 60 quy định về tự chủ, tài chính cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, nhà nước. Đây là nghị định tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp có điều kiện phát huy tự chủ của mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên phải nói rằng các đơn vị sự nghiệp ở nước ta có rất nhiều loại hình, mỗi hệ thống lại có tính chất khác nhau. Cho nên Nghị định 60 không điều chỉnh được những đặc thù của lĩnh vực KH&CN, điển hình như nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển... dẫn tới khi triển khai có nhiều vướng mắc.
Về hướng giải quyết, Bộ KH&CN đã khuyến nghị xây dựng nghị định riêng cho các tổ chức KH&CN công lập theo hướng toàn diện hơn, tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, về tài chính và quản lý.
-
Thống nhất trình Dự thảo Nghị quyết về việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung vào Kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023
-
Vẫn quy định trường hợp thu hồi đất theo hướng liệt kê, phải có “van, khóa” chặt chẽ
-
Sửa Luật Đất đai: Vẫn khó thống nhất về đất cho dự án nhà ở thương mại
-
Đất đã đền bù để làm Sân bay Long Thành phải được sử dụng đúng mục đích
-
Đà Nẵng yêu cầu lựa chọn nhà thầu có năng lực kinh nghiệm thực tế -
Cử tri Quảng Trị kiến nghị đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm -
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ -
Cần giải pháp toàn diện, căn cơ để tăng năng suất lao động -
Đề xuất áp dụng thuế bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn từ năm 2024 -
Tái cơ cấu nền kinh tế: Nhiều chỉ tiêu cần nỗ lực rất lớn để hoàn thành -
Chuyến công tác Hoa Kỳ và Brazil của Thủ tướng đạt ở mức cao tất cả các mục tiêu đề ra
-
1 Cơ hội vàng cho ngành sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam
-
2 Phó thống đốc lý giải nguyên nhân hút tiền qua kênh tín phiếu
-
3 Hơn 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 9 tháng
-
4 Kinh tế tiếp tục còn khó khăn, dự kiến GDP năm 2024 tăng 6 - 6,5%
-
5 Long An đề xuất cơ chế mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 8 làn xe
-
Marriott Bonvoy ra mắt 3 khu nghỉ dưỡng mới tại Nha Trang, Đà Nẵng và Hội An
-
Acuity Funding hỗ trợ 450 triệu USD vào hai dự án tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Vĩnh Long
-
Chiến lược cạnh tranh trên thị trường đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp "màu mỡ"
-
Hàng chục ngàn chuyên gia cần nhà ở, thị trường Phú Mỹ thiếu nguồn cung
-
Công ty Tân Đệ trao hơn 17.000 suất quà Trung thu cho người lao động
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 27/9/2023