
-
Dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng chưa hết vướng
-
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025
-
Rõ thêm phương án đầu tư tuyến đường sắt tỷ đô TP.HCM - Cần Thơ
-
Tường minh các cơ chế đặc thù, đặc biệt để đầu tư hạ tầng đường sắt
-
Vì sao giá cát Quảng Ngãi vẫn bình ổn trước “cơn bão” giá của các tỉnh lân cận? -
Đà Nẵng bổ sung thêm 69 khu vực xây dựng nhà ở chuẩn bị cho sáp nhập
![]() |
Ảnh minh họa. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+) |
Theo quyết định kiểm tra đột xuất của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đợt kiểm tra này sẽ kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 18 - 22/2), phạm vi kiểm tra gồm công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ cũng đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công an phối hợp trong lần kiểm tra này.
“Việc kiểm tra được thực hiện do dư luận có nhiều ý kiến nghi ngờ về vấn đề thu phí sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí này ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Sau khi có kết quả kiểm tra, Tổng cục sẽ công bố công khai cho dư luận,” ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh.
Theo thống kê của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây lượng phương tiện bình quân một ngày/đêm có khoảng hơn 43.000 lượt qua tuyến; mức bình quân một ngày/đêm tại 3 trạm thu phí trên toàn tuyến đạt 3,24 tỷ đồng. Riêng ngày cao điểm nhất, ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán) có khoảng 59.650 lượt phương tiện qua lại.
Trước đó, liên quan đến vụ cướp tiền ở trạm thu phí Dầu Giây thuộc đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, phía Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) - đơn vị được giao quyền thu phí tuyến cao tốc này khẳng định, số tiền bị cướp là tổng thu của nhiều ngày.
Trả lời về nhiều ý kiến cho rằng, mức thu tại trạm thu phí Dầu Giây bị cướp 2,2 tỷ đồng là nguồn thu trong ca thứ 3 thu phí (một ca 8 giờ) của ngày 7/2 là quá lớn, ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty VECE, khẳng định số tiền bị cướp được thu từ nhiều ngày chứ không phải trong ca 3 của một ngày như một số thông tin phản ánh.
Đưa ra dẫn chứng, theo ông Tân, tổng số tiền trong két sắt trước thời điểm bị cướp là 3,23 tỷ đồng, bao gồm tiền doanh thu của 2 ca ngày 4/2, 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ phục vụ 10 ngày Tết Nguyên đán (do ngân hàng không đổi tiền lẻ trong suốt dịp Tết); số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm sau vụ cướp là 1,01 tỷ đồng.
Về vấn đề này, lãnh đạo VEC nhấn mạnh việc tổ chức thu phí, giám sát, hậu kiểm và giám sát hậu kiểm được thực hiện theo đúng quy định, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (về lưu lượng và doanh thu thu phí của các tuyến cao tốc).

-
Vì sao giá cát Quảng Ngãi vẫn bình ổn trước “cơn bão” giá của các tỉnh lân cận? -
Đà Nẵng bổ sung thêm 69 khu vực xây dựng nhà ở chuẩn bị cho sáp nhập -
Công ty Sài Gòn - Nhơn Hội đầu tư Cụm công nghiệp Cát Hanh vốn hơn 432 tỷ đồng -
Khởi công siêu dự án Thép Xanh Xuân Thiện: Đòn bẩy công nghiệp hóa và kinh tế biển Nam Định -
Kêu gọi doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư công nghệ bán dẫn, AI tại miền Trung -
Hải Dương phát triển các cụm công nghiệp theo hướng xanh, bền vững -
Tiền Giang cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đưa tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu