Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Tổng giám đốc Hanel Nguyễn Đình Vinh chia sẻ mô hình liên kết doanh nghiệp với nhà khoa học
M.H - 19/09/2018 13:07
 
"Để phát triển một công ty công nghệ và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp cần xây dựng cho riêng mình một mô hình liên kết trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và hợp tác mạng lưới đối tác", ông Nguyễn Đình Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hanel khẳng định.

Tại "Diễn đàn Mô hình liên kết nhằm thúc đẩy và phát triển thị trường khoa học và công nghệ" được tổ chức vừa qua, Công ty Cổ phần Hanel được nhắc đến là một trong những mô hình điển hình của liên kết trong thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hanel đã có những chia sẻ về mô hình liên kết của Hanel.

Ông Nguyễn Đình Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Hanel chia sẻ chia sẻ về mô hình hợp tác thành công của Hanel với các nhà khoa học trong việc phát triển và thương mại hóa sản phẩm
Ông Nguyễn Đình Vinh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hanel chia sẻ chia sẻ về mô hình hợp tác thành công của Hanel với các nhà khoa học trong việc phát triển và thương mại hóa sản phẩm tại Diễn đàn

Cần phải liên kết chặt chẽ

Mô hình Công ty cổ phần Hanel tiên phong trong ngành điện tử - tin học của thủ đô Hà Nội, là đơn vị vận hành và khai thác trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế Hanel – CSF. Công ty trước đây là Công ty điện tử Hà Nội, thành lập vào tháng 12/1984.

Đến nay, sau trên 30 năm hoạt động, xuất phát từ lĩnh vực công nghệ gia dụng Công ty cổ phần Hanel đã mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ điện, điện tử, viễn thông, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ phần mềm. Công ty đã có 11 công ty con với 21 công ty liên doanh, liên kết có trên 7 nghìn lao động.

”Quan điểm của chúng tôi là một mình doanh nghiệp không thể làm được tất cả từ A đến Z mà phải có sự liên kết với các đối tác, nhà khoa học để tất cả các bên cùng thành công và đưa ra cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân những công nghệ, giải pháp tốt nhất”, ông Vinh cho biết.

Theo ông Vinh, thực tế, nếu không có sự liên kết, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó có 2 rào cản nổi bật.

Thứ nhất, việc hiện thực hóa ý tưởng chế tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường gặp khó khăn bởi mặt bằng công nghệ, vật tư và gia công sản phẩm của Việt Nam còn những hạn chế nhất định.

Thứ hai, đối với các phần mềm, giải pháp lớn nếu không có sự liên kết, hợp tác với các đơn vị có liên quan và cả sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý thì sẽ khó có thể triển khai nó trên quy mô rộng như đã dự kiến.

Do đó, có thể thấy vai trò của việc liên kết để thương mại hóa những kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như tạo ra mạng lưới hợp tác với các đối tác có vai trò hết sức quan trọng.

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân, Công ty cổ phần Hanel đã liên kết với các viện, trường. Điển hình như sự liên kết chặt chẽ với Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán... và các nhà khoa học, đối tác trong, ngoài nước.

Từ mô hình liên kết đó, Công ty cổ phần Hanel đã đạt được một số kết quả trong việc đưa ra các giải pháp ở lĩnh vực y tế, hải quan, đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải.

Một số ví dụ thực tiễn từ Hanel

Lấy ví dụ là Giải pháp công nghệ về giao thông thông minh do Công ty cổ phần Hanel cung cấp, phục vụ cho việc quản lý về giao thông, cơ sở hạ tầng của cơ quan quản lý nhà nước; việc theo dõi của các doanh nghiệp có phương tiện vận tải lưu hành trên đường được triển khai từ đầu năm 2014 và chính thức được Bộ Giao thông Vận tải áp dụng thực hiện vào tháng 1/2016.

Giải pháp này giúp kết nối được giữa cơ quan quản lý nhà nước về giao thông, Bộ Công an để tiến hành những quy định xử phạt và những doanh nghiệp muốn theo dõi hành trình phương tiện vận tải di chuyển cũng như người tài xế có thể nhận biết các cung đường ách tắc và mật độ giao thông. Nền tảng của giải pháp này là bản đồ số và công nghệ Big Data. Trong đó, để xây dựng được bản đồ số, Công ty cổ phần Hanel đã hợp tác với Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ - đơn vị có những công nghệ về bản đồ số, để cùng đội ngũ cán bộ công nghệ của Công ty lập trình ra giải pháp giao thông thông minh.

 Giải pháp giao thông thông minh được Công ty Cổ phần Hanel liên kết với Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ để nghiên cứu, phát triển
Giải pháp giao thông thông minh được Công ty Cổ phần Hanel liên kết với Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ để nghiên cứu, phát triển
Dự kiến thời gian tới, Hanel sẽ tiến hành nâng cấp giải pháp giao thông thông minh để đáp ứng yêu cầu cho việc quản lý số lượng phương tiện giao thông lớn hơn.
Một ví dụ khác của mô hình liên kết thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ của Công ty cổ phần Hanel là sự hợp tác với GS. Nguyễn Trường Hải cùng các chuyên gia trong và ngoài nước khác để sản xuất ra máy chụp X-quang kỹ thuật số.

Mục tiêu của sự hợp tác này là nghiên cứu, sản xuất ra chiếc máy X-quang kỹ thuật số có chi phí sử dụng thấp (gồm chi phí đầu tư và chi phí bảo dưỡng thấp) mà cụ thể là sử dụng cảm biến quang học là thiết bị phổ thông trên thị trường, dễ thay thế với chi phí giá thành thấp hơn nhiều so với các linh kiện điện tử của các tấm cảm biến đang sử dụng hiện tại.

Mặt khác, máy rất tiện dụng cho việc thăm khám bệnh bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh theo hướng công nghệ Scintillator và CMOS thuộc loại DR, kết hợp với thiết kế thi công hệ thống nâng đỡ dạng cánh tay tiện dụng cho việc chụp các tư thế theo yêu cầu của ngành y. Hộp nhận ảnh dùng công nghệ CMOS chuyển cảm biến thu nhận ảnh về một vị trí được bảo vệ để tránh bị tia X phá hủy. Vị trí đặt đã được tính toán, thực nghiệm để cho kết quả tốt nhất về hình ảnh, về tuổi thọ của thiết bị không bị tia X phá hủy theo thời gian.

Sản phẩm máy chụp X-quang kỹ thuật số của Công ty cổ phần Hanel đã được Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân đánh giá kết quả kiểm nghiệm các tính chất hoá, lý và kiểm định độ an toàn, cấp giấy chứng nhận kiểm định số 18069XQ ngày 15/3/2017. Hiện nay, sản phẩm đang chờ kết quả đánh giá thử nghiệm tại 3 cơ sở y tế của Việt Nam để có giấy phép lưu hành.

"Trong tương lai, Công ty cổ phần Hanel sẽ tiếp tục hợp tác với các Viện nghiên cứu, Trường và đặc biệt với các nhà khoa học để đưa những ý tưởng, đề tài nghiên cứu vào phục vụ công tác quản lý và các tiện ích cho người dân, doanh nghiệp", ông Vinh chia sẻ.

Chìa khóa vàng của Hanel trong kỷ nguyên số
Với mục tiêu xây dựng Khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội theo mô hình mở, hiện đại, Công ty cổ phần Hanel (Hanel) kỳ vọng tiếp tục ghi...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư