
-
Bất ổn thương mại có thể tiếp tục khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ áp thuế mới
-
Hoạt động kinh doanh tại Mỹ cải thiện trong tháng 5
-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive
-
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản

Theo một nghiên cứu mới đối với 900 công ty hàng đầu, các doanh nghiệp trên toàn cầu sẽ ghi nhận thêm 1.000 tỷ USD nợ mới trong năm 2020 khi nỗ lực khôi phục tình hình tài chính doanh nghiệp trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Mức tăng chưa từng có nói trên sẽ đưa tổng nợ doanh nghiệp toàn cầu trong năm 2020 tăng 12% lên khoảng 9.300 tỷ USD - tình trạng đã khiến các công ty nợ nhiều nhất thế giới có số nợ tương đương Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có quy mô nền kinh tế ở mức trung bình.
Trong năm 2019, tổng số nợ doanh nghiệp toàn cầu đã tăng 8% do các hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) cũng như việc các doanh nghiệp đi vay để thực hiện kế hoạch mua lại cổ phần và chi trả cổ tức cho cổ đông.
Tuy vậy, mức tăng số nợ doanh nghiệp trong năm 2020 do một nguyên nhân hoàn toàn khác là duy trì tình hình tài chính khi dịch COVID-19 tác động tiêu cực tới lợi nhuận doanh nghiệp.
Theo ông Seth Meyer, một nhà quản lý danh mục đầu tư của Janus Henderson, dịch COVID-19 đã làm thay đổi mọi thứ và công ty này đang tập hợp các phân tích cho một chỉ số nợ doanh nghiệp mới.
Các doanh nghiệp đã huy động được 384 tỷ USD từ thị trường trái phiếu trong 5 tháng đầu năm 2020, và ông Meyer ước tính trong những tuần gần đây đã ghi nhận kỷ lục mới về phát hành trái phiếu từ các doanh nghiệp có lợi suất trái phiếu cao với mức xếp hạng tín nhiệm thấp.
Trong khi đó, các thị trường đi vay đã mở cửa trở lại với các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp khẩn cấp từ các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Các công ty có tên trong chỉ số nợ doanh nghiệp mới có số nợ cao hơn xấp xỉ 40% so với năm 2014 và mức tăng về số nợ đã vượt qua mức tăng trưởng về lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế của 900 doanh nghiệp nói trên trong năm 2019 đã tăng 9,1% lên 2.300 tỷ USD. Các doanh nghiệp Mỹ chiếm tới xấp xỉ 50% số nợ doanh nghiệp toàn cầu trong năm 2020, tương đương 3.900 tỷ USD và có mức tăng về nợ nhanh nhất trong 5 năm qua so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào khác (trừ Thụy Sỹ - quốc gia ghi nhận một loạt thương vụ M&A lớn trong thời gian qua).
Đức đứng thứ hai với số nợ doanh nghiệp là 762 tỷ USD. Đức cũng là quốc gia có 3 doanh nghiệp thuộc nhóm công ty có mức nợ vay cao nhất thế giới, trong đó có Volkswagen, với 192 tỷ USD nợ vay./.

-
OpenAI chi 6,5 tỷ USD thâu tóm startup của “phù thủy thiết kế” Jony Ive -
Cổ phiếu thị trường mới nổi đang nắm vị thế độc nhất để lên ngôi -
Quan chức Fed cảnh báo thuế quan sẽ đẩy lạm phát Mỹ đi lên -
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan -
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản -
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit -
Thỏa thuận "đình chiến" thương mại Mỹ - Trung: Góc nhìn chiến thuật cho các nước
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số