
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn kiên quyết thúc đẩy áp thuế 104% đối với nhiều mặt hàng của Trung Quốc, điều này càng làm giảm sự lạc quan rằng thế giới sẽ có thể tránh khỏi một cuộc chiến thương mại tàn khốc.
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP |
Ông Trump và các quan chức cấp cao trong chính quyền của mình đã ra hiệu rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện các thỏa thuận có thể giảm hoặc xóa bỏ mức thuế đối ứng cao hơn đối với hàng chục quốc gia khi các nhà lãnh đạo châu Á và châu Âu công bố kế hoạch đàm phán với Nhà Trắng.
"Chúng tôi đang làm rất tốt trong việc đó - Tôi gọi đó là các thỏa thuận được thiết kế riêng, không phải là thỏa thuận có sẵn, đây là những thỏa thuận được thiết kế rất kỹ lưỡng", Tổng thống Trump phát biểu tại một sự kiện về năng lượng tại Nhà Trắng vào ngày 8/4.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn đang thúc đẩy mức thuế cao hơn đối với khoảng 60 đối tác thương mại mà ông gọi là "những kẻ vi phạm tồi tệ nhất" có hiệu lực sau nửa đêm 8/4 theo giờ New York.
Đáng chú ý, Tổng thống Trump có kế hoạch tiến hành áp thuế lên tới 104% đối với nhiều mặt hàng của Trung Quốc, một động thái leo thang sau khi Bắc Kinh tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ trả đũa kế hoạch thuế quan "có đi có lại" của ông Trump.
Ông chủ Nhà Trắng coi động thái trả đũa của Trung Quốc là một sai lầm, nhưng cho biết ông vẫn tin rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ tham gia cùng hàng chục quốc gia tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Mỹ.
"Trung Quốc cũng rất muốn đạt được một thỏa thuận, nhưng họ không biết cách bắt đầu. Chúng tôi đang chờ cuộc gọi của họ. Điều đó sẽ xảy ra!" Tổng thống Trump nói.
Cách tiếp cận áp thuế tối đa đối với Trung Quốc đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt nhất trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thuế quan của Nhà Trắng.
Các quan chức Bắc Kinh hôm 8/4 tuyên bố rằng họ có kế hoạch tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ, bất chấp thái độ của ông Trump.
"Chiến tranh thương mại và thuế quan không có người chiến thắng, và chủ nghĩa bảo hộ không dẫn đến đâu cả. Người Trung Quốc chúng tôi không phải là những kẻ gây rối, nhưng chúng tôi sẽ không nao núng khi gặp rắc rối. Những lời đe dọa, hăm dọa không phải là cách đúng đắn để giao thiệp với Trung Quốc", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Trong khi đó, người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt cho rằng Bắc Kinh đã tính toán sai và Tổng thống Trump sẽ rất vui nếu các thiết bị điện tử như iPhone của Apple được lắp ráp tại Mỹ thay vì Trung Quốc.
"Mỹ không cần các quốc gia khác nhiều như các quốc gia khác cần chúng tôi", bà Leavitt khẳng định. Người phát ngôn Nhà Trắng cũng cho biết Tổng thống Trump sẽ "rất tử tế" nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp cận để đàm phán.
Tổng thống Trump khẳng định thuế quan đem lại lợi ích cho Bộ Tài chính và là lá chắn cho các ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Mặt khác, ông chủ Nhà Trắng cũng tỏ ra hào hứng với đề nghị giảm thuế mà các nước đưa ra vào tuần trước.
Tổng thống Trump cho biết triển vọng đạt được một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc "có vẻ tốt" sau cuộc điện đàm với quyền Tổng thống Han Duck-soo và các quan chức Nhật Bản đang lên máy bay để đàm phán.
"Chúng tôi có giới hạn và khả năng đạt được một THỎA THUẬN lớn cho cả hai nước", Tổng thống Trump chia sẻ trên mạng xã hội về các cuộc đàm phán với Hàn Quốc.
Ông Trump cho biết các nước đang đưa ra những nhượng bộ, bao gồm cả các vấn đề ngoài thương mại và thuế quan, vượt xa những gì có thể đạt được nếu không có thuế quan.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ thừa nhận rằng sẽ mất thời gian để đàm phán các thỏa thuận thương mại riêng với gần 70 quốc gia đã liên hệ trong tuần qua để tìm kiếm các cuộc đàm phán.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng, các thỏa thuận với các nước sẽ "chỉ được thực hiện nếu chúng có lợi cho người lao động Mỹ và giải quyết được tình trạng thâm hụt thương mại nghiêm trọng của quốc gia chúng tôi".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết "Nhật Bản sẽ được ưu tiên" trong một danh sách dài các quốc gia muốn thuyết phục Tổng thống Trump bãi bỏ cái gọi là “thuế quan có đi có lại”, đồng thời ca ngợi Tokyo đã hoãn trả đũa Mỹ sau thông báo áp thuế của ông Trump.
Cũng liên quan đến đàm phán, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni dự kiến sẽ đến Mỹ để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Trump về việc giảm thuế quan.
Hiện vẫn chưa rõ các quốc gia sẽ cần phải làm gì để Mỹ chấp thuận cắt giảm thuế quan, hoặc liệu họ có thể thoát khỏi mức thuế cơ sở 10% của Washington hay không.
Tổng thống Trump đã ca ngợi các đối tác thương mại đã có động thái nhượng bộ, nhưng cũng gạt bỏ một số lời đề nghị.
"Có thể có thuế quan lâu dài và cũng có thể có các cuộc đàm phán, bởi vì có những thứ chúng tôi cần ngoài thuế quan", Tổng thống Trump cho biết.

-
Mỹ áp thuế đối ứng toàn cầu, giá dầu thô xuống mức thấp nhất trong 4 năm -
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến -
Tổng thống Trump lên lịch đàm phán thuế quan, nhưng kiên quyết áp thuế 104% lên Trung Quốc -
Mỹ bắt đầu áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ ngày 9/4 -
Quan chức Fed: Các mức thuế mới có thể khiến áp lực lạm phát quay trở lại -
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm -
Tổng thống Trump đe dọa tăng thuế quan đối với Trung Quốc
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội