Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 28 tháng 04 năm 2024,
Top 100 thương hiệu Việt Nam 2023: Viettel tiếp tục giữ ngôi vương, loạt ngân hàng lên hạng
Thanh Thuỷ - 15/08/2023 13:57
 
Ngành công nghệ, ngân hàng, bán lẻ, tiện ích, là những ngành tăng trưởng về giá trị thương hiệu nhanh hơn cả trong năm 2022 vừa qua, theo báo cáo Vietnam 100 2023 Brand Finance vừa công bố.

Sáng 15/08/2023, trong khuôn khổ diễn đàn “Brand Finance - Mibrand Vietnam Forum 2023”, Brand Finance công bố báo cáo Vietnam 100 2023 về 100 thương hiệu mạnh nhất và giá trị nhất Việt Nam năm 2023.

Brand Finance hiện diện tại hàng chục quốc gia, định giá giá trị thương hiệu cho hơn 70.000 doanh nghiệp. Tuân thủ ISO 20671, đánh giá của Brand Finance về vốn cổ đông kết hợp với dữ liệu gốc trong nghiên cứu thị trường từ hơn 150.000 người tham gia phỏng vấn tại 38 quốc gia thuộc 31 lĩnh vực.

Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu sẽ nhận được thông qua cấp giấy phép cho thương hiệu trong thị trường mở. Về giá trị thương hiệu, bảng xếp hạng cho thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ của các ngành tại Việt Nam. Trong đó, viễn thông, ngân hàng và thực phẩm là những ngành có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị bảng xếp hạng với tỉ trọng lần lượt là 31%, 30%, 10%...

Caption ảnh

Tập đoàn viễn thông Viettel ghi nhận mức tăng trưởng giá trị thương hiệu thêm 2% đạt 8,9 tỷ USD và duy trì xếp hạng sức mạnh thương hiệu ở mức AAA và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam tám năm liên tiếp.

Viettel đã và đang tập trung vào các sáng kiến số hóa phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước về việc xây dựng một Việt Nam số hóa. Năm 2022, Viettel và Nvidia đã ký Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thúc đẩy nghiên cứu và tìm ra các giải pháp công nghệ không chỉ cho Viettel mà còn cho Việt Nam. Cái bắt tay này là cơ hội để Viettel tận dụng những hiểu biết chuyên sâu mới này để nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động của Việt Nam và cung cấp cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực cần thiết cho đất nước để đáp ứng các chỉ thị quốc gia về trí tuệ nhân tạo.

Ở vị trí thứ 2, giá trị thương hiệu của Vinamilk được định giá 3 tỷ USD, tăng 6% so với năm trước. Khả năng tạo ra giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh đã giúp Vinamilk duy trì uy tín và vị thế vững chắc của mình trong ngành Công nghiệp sữa Việt Nam trong suốt hành trình phát triển kéo dài gần nửa thế kỷ. “Thông qua các sáng kiến bền vững của mình, Vinamilk đã tạo ra nhận thức mạnh mẽ về cam kết bền vững giữa các bên liên quan một cách hiệu quả, thể hiện qua điểm số SPS (Sustainability Perceptions Score) cao nhất của Vinamilk. Điều này là kết quả của việc thương hiệu chủ động quảng bá và truyền thông rõ ràng về các sáng kiến và cam kết của mình. Toàn bộ nỗ lực đó đã giúp Vinamilk gia tăng giá trị thương hiệu”, ông Alex Haigh - Giám đốc điều hành Khu vực châu Á Thái Bình Dương của Brand Finance đánh giá. 

Với mức tăng trưởng 105%, ngành công nghệ đã và đang nổi lên như một ngành có tiềm năng lớn trước thời đại chuyển đổi số. Đứng đầu ngành là FPT với giá trị thương hiệu 594,5 triệu USD, tăng 52%. Sự thành công này là kết quả của nỗ lực đổi mới, tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đồng thời, việc thiết lập đối tác chiến lược với các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới đã giúp FPT tạo ra môi trường hợp tác và phát triển bền vững.

Báo cáo Vietnam 100 2023 của Brand Finance cũng cho thấy các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những thách thức kinh tế bằng cách triển khai số hóa và cải thiện dịch vụ khách hàng. Nền kinh tế Việt Nam đã phải đối diện với một khởi đầu khó khăn nửa đầu năm 2023 khi xuất khẩu suy giảm và lãi suất toàn cầu tăng, giá trị thương hiệu chung tăng trưởng 47%,.

Ngành ngân hàng chiếm 30% tổng giá trị toàn ngành, với sự đóng góp vượt bậc của các thương hiệu Vietcombank (1.9 tỉ USD), Agribank (1.4 tỉ USD), BIDV (1.4 tỉ USD), Techcombank (1.4 tỉ USD), VP Bank (1.3 tỉ USD), MB (803.4 triệu USD), TPBank (424.9 triệu USD)… Ngoài ra, 9 thương hiệu ngân hàng lần đầu tiên lọt vào bảng xếp hạng của Brand Finance năm nay gồm có TPBank, LPBank, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông, Eximbank, Ngân hàng Thương mại Kiên Long, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt và NCB.

Bên cạnh bảng xếp hạng về giá trị thương hiệu, Brand Finance xác định sức mạnh tương đối của các thương hiệu thông qua thẻ điểm cân bằng gồm các số liệu đánh giá hoạt động đầu tư tiếp thị, vốn cổ đông và hiệu quả kinh doanh. Sức mạnh thương hiệu đến từ việc lịch sử, độ quen thuộc và thị phần của thương hiệu trên thị trường.


Vietcombank là thương hiệu mạnh nhất trong bảng xếp hạng với xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AAA lên AAA+. Giá trị thương hiệu tăng vượt bậc thêm 43% đạt 1,9 tỷ USD, tăng ba bậc lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ của Vietcombank đã thu hút được lòng tin của khách hàng. Vietcombank đã triển khai một số sáng kiến kỹ thuật số vào cuối năm 2022, chẳng hạn như dịch vụ xác thực trước thanh toán và thanh toán xuyên biên giới có giá trị thấp với SWIFT (SWIFT GO) cùng các sáng kiến này còn có các chiến dịch ưu đãi khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có giá trị thương hiệu tăng mạnh ở mức 69% đạt 1,4 tỷ USD và là thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất. Thương hiệu này cũng tăng sáu bậc lên vị trí thứ 7 và có xếp hạng sức mạnh thương hiệu cải thiện từ AA+ lên AAA-. Giá trị thương hiệu của BIDV tăng trưởng phần lớn là nhờ sức mạnh thương hiệu được cải thiện khi thương hiệu liên tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm vừa qua. BIDV cung cấp sản phẩm kỹ thuật số hỗ trợ hoạt động cho các doanh nghiệp Việt Nam như sản phẩm BIDV iConnect, cho phép doanh nghiệp kết nối và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tiếp trên phần mềm quản lý của ngân hàng, dẫn đầu nền tảng kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) — BIDV SMEasy... Cùng với BIDV, một số thương hiệu khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng về giá trị như FPT, Techcombank, VPBank, Vietcombank...


Theo đại diện từ Brand Finance, bất chấp những khó khăn thách thức về kinh tế, các thương hiệu ngân hàng tại Việt Nam đã thể hiện mức tăng trưởng vượt bậc trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam của Brand Finance năm nay. Chúng tôi thấy cam kết của họ đối với nhiệm vụ số hóa và nâng cao dịch vụ khách hàng đã mang lại kết quả.

Cũng theo báo cáo, ngành công nghệ (+105%), ngân hàng (+47% ), bán lẻ (+40%), tiện ích (+58%), là những ngành tăng trưởng về giá trị thương hiệu nhanh hơn trong khi Viễn thông, Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm là những ngành đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị thương hiệu toàn ngành. Nổi bật trong ngành Bất động sản là Vinpearl khi đạt được các giải thưởng sau: Top 3 thương hiệu có chỉ số sức mạnh thương hiệu lớn nhất Việt Nam, Top 2 thương hiệu tăng trưởng sức mạnh cao nhất Việt Nam xét về điểm số và thương hiệu tăng trưởng sức mạnh cao nhất xét về thứ hạng.

Bộ trưởng Công thương: Tăng xuất nhưng phải giữ thương hiệu gạo Việt, vất vả lắm mới có được
Với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư