Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 25 tháng 12 năm 2024,
Top 4 xu hướng chính của ngành giao đồ ăn tại Đông Nam Á trong 2024
Nhung Bùi - 09/02/2024 22:41
 
Những xu hướng này đã bắt đầu xuất hiện trong ngành giao đồ ăn ở Đông Nam Á vào năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2024.

Theo báo cáo của Momentum Works, năm 2023, tổng chi tiêu trên các nền tảng giao đồ ăn trong khu vực Đông Nam Á đã đạt mức 17,1 tỷ USD, tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm trước. Indonesia là thị trường giao đồ ăn lớn nhất tại Đông Nam Á, với tổng giá trị giao dịch lên tới 4,6 tỷ USD, sau đó là Thái Lan 3,7 tỷ USD và Việt Nam 1,4 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam là thị trường giao đồ ăn có mức tăng trưởng ấn tượng nhất, lên tới 30%, trong khi hầu hết các thị trường khác chỉ ghi nhận tốc độ tăng trưởng một con số.

Grab là nền tảng giao đồ ăn lớn nhất tại Đông Nam Á.

Theo Momentum Works, năm 2024 này, thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á sẽ đón nhận nhiều sự dịch chuyển hơn nữa.

1. Sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu F&B Trung Quốc

Năm 2023 chứng kiến sự gia nhập và mở rộng nhanh chóng của các thương hiệu F&B Trung Quốc vào Đông Nam Á. Luckin Coffee mở 30 cửa hàng ở Singapore và Mixue mở gần 4.000 cửa hàng trên khắp Đông Nam Á. Các thương hiệu thuộc nhiều chủng loại và quy mô khác nhau của Trung Quốc đã có mặt trong khu vực, đem tới những kiến thức về việc vận hành cửa hàng, tiếp thị, thu hút người dùng và quản lý nhượng quyền thương mại. Cuối năm 2023, Cotti Coffee, chuỗi cà phê Trung Quốc, hiện là chuỗi lớn thứ 4 thế giới, đã xuất hiện tại Việt Nam thông qua việc khai trương đồng loạt 3 chi nhánh tại TP.HCM. Xu hướng gia nhập của các chuỗi F&B Trung Quốc được dự đoán sẽ phát triển nhiều hơn trong năm 2024.

2. Các nền tảng giao đồ ăn lớn đạt được lợi nhuận

Hầu hết các nền tảng giao đồ ăn chủ đạo đã đạt được hoặc đang trên đà đạt được điểm hòa vốn vào năm 2023, thậm chí hướng tới mục tiêu đạt được dòng tiền dương vào năm 2024. Cụ thể, trong quý III/2023, Grab, nền tảng giao đồ ăn lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đã lần đầu hòa vốn sau hơn 1 thập kỷ hoạt động. Tuy nhiên, nhìn từ trường hợp của hai nền tảng giao đồ ăn lớn khác là Meituan và Uber, Momentum Works cho rằng khả năng sinh lời không phải là trạng thái được duy trì cố định, đòi hỏi các nền tảng cần liên tục cân bằng giữa tăng trưởng với lợi nhuận bền vững.

4. Tận dụng quảng cáo để mở rộng doanh thu

Các nền tảng giao đồ ăn lớn tiếp tục tận dụng mảng quảng cáo để thu hút nhiều khoản đầu tư hơn nữa từ phía nhà bán hàng. Các nền tảng đang và sẽ mở rộng danh mục sản phẩm quảng cáo của mình để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của nhiều thương hiệu khác nhau, bao gồm các chuỗi F&B lớn, các cửa hàng F&B nhỏ và các thương hiệu FMCG.

5. Cơ hội tăng trưởng người dùng và tối ưu hóa hoạt động trong khu vực

Lượng khách hàng có giao dịch hàng tháng của Grab chỉ tương đương 5% trong tổng số 600 triệu dân số khu vực. Momentum Works cho rằng việc khai thác thêm dân số ở các thành phố lớn, mở rộng sang các thành phố nhỏ hơn và phục vụ khách du lịch có thể mang lại cơ hội tăng trưởng cho các nền tảng giao đồ ăn. Các nền tảng cũng được khuyên nên liên tục tối ưu hóa hoạt động để giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Grab thu phụ phí Tết Nguyên đán, cao nhất 15.000 đồng/chuyến
“Phụ phí Tết Nguyên đán” mà Grab áp dụng từ ngày 20/01/2023 - 26/01/2023 đối với các chuyến xe/ đơn hàng phát sinh trong khung giờ từ 6:00 giờ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư