
-
Ninh Thuận khánh thành Đường vành đai phía Bắc gần 500 tỷ đồng
-
"Những việc cần làm ngay" để các dự án hạ tầng trọng điểm đóng góp vào tăng trưởng 8%
-
Hé lộ 5 đại dự án sẽ khánh thành, thông xe trong dịp lễ 30/4
-
Chuyển động mới tại siêu dự án đường sắt tốc độ cao
-
TP.HCM khởi công và khánh thành hàng loạt công trình trước ngày 30/4
![]() |
Dự án ngăn triều thi công dở dang và dừng thi công từ tháng 11/2020. Ảnh: Trung Nam |
Quỹ đất thanh toán từ 7 khu giảm còn 3 khu
Dù Tập đoàn Trung Nam đã nhiều lần có văn bản đề nghị UBND TP.HCM thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư tại Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn I (gọi tắt là Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng) để Dự án tiếp tục thi công. Thế nhưng, sau 5 năm kể từ khi Dự án tạm dừng thi công, đến nay, TP.HCM vẫn chưa ra quyết định thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư.
Ngày 21/3/2025, Tập đoàn Trung Nam có văn bản đề xuất UBND TP.HCM bổ sung khu đất 152 - Trần Phú, quận 5 vào quỹ đất thanh toán Dự án.
Trong văn bản nhà đầu tư cho biết, theo Hợp đồng số 2607/2016/HĐ-UBND ký tháng 5/2016 giữa UBND TP.HCM và doanh nghiệp thì Thành phố sẽ thanh toán cho nhà đầu tư 7 khu đất.
Tuy nhiên, vào các năm 2017, 2020, 2021, UBND TP.HCM đã ban hành 3 văn bản điều chỉnh giảm 4 khu đất đã ký trước đó, gồm khu đất Trung tâm hạt nhân tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP.Thủ Đức); khu đất số 118B - Trần Đình Xu, quận 1; khu đất 1005 - Thoại Ngọc Hầu, quận Tân Phú; khu đất số 299 - Đào Trí, quận 7.
Như vậy, quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư chỉ còn 3 vị trí. Tháng 11/2024, UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành tiếp tục rà soát các khu đất khác phù hợp để bổ sung vào quỹ đất thanh toán cho Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng.
Song song với quá trình các sở, ngành rà soát quỹ đất, Tập đoàn Trung Nam đã chủ động đề xuất bổ sung 2 khu đất vào hợp đồng thanh toán, gồm khu đất số 420 - Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh và khu đất số 257 - Trần Hưng Đạo, quận 1.
Tiếp tục chờ rà soát
Sau khi UBND TP.HCM chỉ đạo các, sở ngành rà soát, ngày 18/12/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) có Văn bản số 13639/STNMT-TTPTQĐ báo cáo UBND Thành phố về pháp lý và hiện trạng của 7 khu đất đã ký trước đây theo Hợp đồng BT.
Đồng thời, sở này báo cáo hiện trạng, tình hình tiếp nhận mặt bằng khu đất số 420 - Nơ Trang Long (nay là Vũ Ngọc Phan), phường 13, quận Bình Thạnh và khu đất tại số 257 - Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1 theo đề xuất của Tập đoàn Trung Nam.
Đến ngày 10/3/2025, Sở Tài chính có văn bản báo cáo UBND Thành phố rằng, Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát tình hình hiện trạng 2 khu đất mà Tập đoàn Trung Nam đề xuất, nhưng lại chưa có ý kiến về việc sử dụng quỹ đất này có phù hợp để thanh toán cho nhà đầu tư hay không theo chỉ đạo của UBND Thành phố.
Do vậy, Sở Tài chính kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục giao Sở Nông nghiệp và Môi trường rà soát, có ý kiến đối với đề xuất bổ sung 2 khu đất vào hợp đồng thanh toán theo đề nghị của Tập đoàn Trung Nam.
Sở Tài chính TP.HCM cho biết, Chính phủ đang xem xét ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan 5 dự án tại TP.HCM, trong đó có dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. Vì vậy, việc rà soát quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư để chuẩn bị kịp thời cho việc triển khai Nghị quyết của Chính phủ.
Được biết, năm 2023, UBND TP.HCM đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất chiếm 15% tổng giá trị quyết toán (tương đương 1.477 tỷ đồng). Còn phần giá trị thanh toán bằng tiền chiếm 85% tổng giá trị quyết toán (tương đương 8.372 tỷ đồng).
Năm 2024, TP.HCM bố trí sẵn 6.800 tỷ đồng để giải ngân cho “siêu” dự án ngăn triều cường 10.000 tỷ đồng, nhưng số vốn này không giải ngân được do vướng các quy định pháp lý. Sau đó, Thành phố buộc phải điều chuyển số vốn đó sang các dự án khác.
Theo báo cáo mới nhất của Tập đoàn Trung Nam gửi UBND TP.HCM vào cuối tháng 3/2025, tổng mức đầu tư của Dự án đã tăng lên 15.400 tỷ đồng, so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu là 9.976 tỷ đồng. Đến ngày 21/3/2025, tổng chi phí lãi vay đã lên đến 2.775 tỷ đồng, trung bình mỗi ngày lãi phát sinh là 1,71 tỷ đồng.
Để giảm số lãi vay phát sinh, nhà đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư mới của Dự án. Đồng thời, tiến hành thanh toán quỹ đất BT cho nhà đầu tư.
Để giải quyết dứt điểm vướng mắc, ngày 3/4, Văn phòng UBND TP.HCM thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được về việc tháo gỡ vướng mắc tại dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung gỡ vướng để tái khởi động, thi công hoàn thành và đưa dự án vào vận hành, khai thác trong năm 2025.
Trong đó, Sở Tài chính lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ điều chỉnh Dự án, Sở Nông nghiệp và Môi trường lựa chọn đơn vị thẩm định giá các khu đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư.
-
Vốn từ Trung Quốc tăng tốc vào Việt Nam -
4.800 MW điện khí LNG tại Hải Phòng sẽ thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2030 -
TP.HCM “cân não” tìm quỹ đất thanh toán cho dự án ngăn triều -
TP.HCM khởi công và khánh thành hàng loạt công trình trước ngày 30/4 -
Chính thức nới công suất của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình lên 5 triệu khách/năm -
Bước tiến mới tại các dự án cao tốc trọng điểm -
Điện khí LNG, cơ hội gia tăng nhập khẩu từ Mỹ
-
Thị trường tín dụng bứt tốc: Tín hiệu phục hồi mạnh mẽ trong ba tháng đầu năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Chế biến chế tạo
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Tôn vinh những doanh nghiệp đón đầu tương lai tại châu Á - APEA chính thức mở đề cử 2025
-
Manufacturing Binh Duong 2025: Cơ hội kết nối, đón đầu công nghệ ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm