-
Ngân sách thu 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm nhờ 17 biện pháp phòng vệ thương mại -
CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực -
Lãnh đạo FPT, PNJ dự báo tình hình kinh tế 2025 và cơ hội cho doanh nghiệp Việt -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn
Phát biểu tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề “Logistics Việt Nam - Con đường phía trước” do Báo Đầu tư và Công ty SLP Vietnam phối hợp tổ chức sáng ngày 5/10, ông Mai Hoàng, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty GHN Logistics cho hay, cuộc cạnh tranh về giá giao vận tại Trung Quốc và Việt Nam hiện rất tương đồng.
Hiện tại, chi phí vận chuyển một đơn hàng tại Trung Quốc có những thời điểm đã kéo về 3 NDT/đơn, tương đương là 10.000 đồng. Còn tại Việt Nam, trong 10 năm qua chi phí vận chuyển đã giảm gần 50%, từ 40.000 đồng giảm còn khoảng 25.000 đồng. Đây không chỉ là sự cạnh tranh về giá của các nhà vận chuyển mà đây còn là yêu cầu của thị trường thương mại điện tử.
Ông Mai Hoàng, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty GHN Logistics chia sẻ tại sự kiện. |
Về thương mại điện tử, trung bình tại Việt Nam, giá trị đơn hàng chỉ nằm ở mức 350.000 đồng. Do đó, người bán sẵn sàng bỏ ra chi phí lớn hơn 10% cho chi phí vận chuyển đó để đưa giá vận chuyển về mức thấp nhất có thể.
Để đạt được điều này, theo ông Mai Hoàng, có các yếu tố chính quyết định đến chi phí, gồm: Công nghệ phần mềm, công nghệ phần cứng, con người và năng suất. Ở giai đoạn này của Việt Nam, các doanh nghiệp đang áp dụng hai phần là công nghệ phần mềm và nâng cao năng suất cao người.
“Đặc biệt, ngay giai đoạn này, quỹ đất xung quanh khu vực trung tâm TP.HCM đã cạn và với doanh nghiệp logistics, đơn vị vận chuyển tăng lên 1 km thì chi phí đã bắt đầu tăng lên rất nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp logistics luôn tìm kiếm một khu vực nào càng gần trung tâm càng tốt. Đó là lý do mà GHN chọn SLP ở Xuyên Á, tuy chưa dùng hết công năng nhưng GHN vẫn chọn thuê cụm kho lên đến 50.000 m2. Sau đó, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng công nghệ vào để giảm thiểu rủi ro, cải thiện tốc độ giao hàng của GHN”, ông Mai Hoàng, Đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Công ty GHN Logistics chia sẻ.
Thứ hai, thương mại điện tử là một ngành đặc thù, tỷ lệ thay đổi giữa nhu cầu mua sắm trực tiếp và trực tuyến đang có sự thay đổi từng ngày. Ngoài ra ngành thương mại điện tử vẫn đang ghi nhận mức tăng trưởng từ 20-30%, vì vậy GHN luôn trong trạng thái tập trung đầu tư trước cho tương lai ở phần kho trung tâm.
Ngoài ra, chúng ta vẫn thấy Việt Nam là một đất nước dài, hạ tầng quốc lộ vẫn chưa hoàn thiện nên trong tất cả chi phí logistics thì chi phí cho đường trục là cao nhất. Ví dụ, một container đường bộ để vận chuyển hai đầu thì doanh nghiệp phải mất hơn 20 triệu đồng, đây là một chi phí rất cao.
-
Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững -
Nghệ An gia hạn 1.356 m2 đất thương mại, dịch vụ cho doanh nghiệp tại huyện Đô Lương -
Chubb Life Việt Nam tri ân khách hàng tiếp tục hợp đồng với hàng nghìn quà tặng hấp dẫn -
Sao Vàng đất Việt tỏa sáng cùng Công ty Minh Vượng -
Tổng công ty 28: Chiến lược của doanh nghiệp xanh -
Ngành công thương quyết liệt chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1): Từ bước chân đầu tiên đến Giải thưởng Sao Vàng đất Việt
- Four Points by Sheraton Hà Giang chính thức ra mắt
- Giáng sinh đầu tiên của cư dân khu đô thị trung tâm thành phố Cao Bằng
- Khơi mạch nguồn yêu thương
- KPMG công bố Báo cáo CEE 2024: Kết nối công nghệ và con người để nâng tầm trải nghiệm khách hàng
- Agribank và Trung tâm RAR - Bộ Công an ký kết triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên Agribank Plus
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá