
-
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”
-
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
-
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ
-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới -
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trong phiên họp ngày 26/5. |
Trong phiên làm việc sáng 26/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh đã trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
"Ủy ban tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Theo đó, về căn cứ chính trị, Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị khẳng định “Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo ban hành Nghị quyết của Quốc hội (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14) để cho phép thí điểm cơ chế, chính sách vượt trội phát triển TP.HCM", Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nêu rõ trong phần đầu của Báo cáo.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, phạm vi chính sách được đề xuất là khá rộng, trên nhiều lĩnh vực. Một số chính sách mới, tác động trực tiếp đến ngân sách nhà nước, đời sống, xã hội. Đặc biệt, Dự thảo chứa đựng nhiều quy định khác với pháp luật hiện hành.
Quan điểm của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua.
“Song tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu.
Ủy ban cũng nhấn mạnh, chính sách mới cần “mang tính đột phá”, “vượt trội” theo đúng tinh thần Nghị quyết 24-NQ/TW, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội; song cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.
Cùng với đó, các chính sách đặc thù cho TP.HCM phải thực sự mang tính lan tỏa, tác động sâu rộng không chỉ đối với Thành phố mà cần mang lại hiệu ứng tích cực đối với vùng miền và đất nước, giảm tối đa tác động tiêu cực đến vai trò chủ đạo của NSTW.
Vì vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng yêu cầu, đi đôi với tăng cường phân cấp, phân quyền, cần đề cao trách nhiệm; song cũng rất cần một cơ chế bảo vệ, khuyến khích người nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Với các nguyên tắc trên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cần làm rõ.
Với phạm vi chính sách như trong Dự thảo thì đã đủ để tháo gỡ vướng mắc về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển hay chưa. Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng, do vậy, cần có sự lựa chọn, có trọng tâm, tránh dàn trải để mỗi chính sách đều có cơ hội đi vào cuộc sống.
Cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31; tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về sức nặng.
Về tính bao quát, hợp lý của chính sách, Ủy ban cho rằng, Dự thảo tập trung nhiều vào chính sách chi ngân sách. Tuy nhiên, các chính sách thu ngân sách (như thuế, phí…) còn khá mỏng, trong khi Thành phố có đặc thù, lợi thế rất lớn trong khai thác nguồn thu.
“Vì vậy, về lâu dài, đề nghị nghiên cứu, có chính sách thu khả thi, góp phần cân đối nguồn lực cho những chính sách chi ngân sách”, Ủy ban Tài chính - Ngân sách kiến nghị.
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cũng đề nghị rà soát lại các chính sách có tác động trực tiếp đến ngân sách trung ương như các đề xuất miễn, giảm thuế để phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
“Mặc dù rất cần một cơ chế ưu đãi so với các địa phương khác, cần thu hút nhân tài, lao động chất lượng cao, song tránh tạo chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người lao động”, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh giải trình.
Đặc biệt, Ủy ban lo ngại, Dự thảo quy định theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ; nhiều quyền hạn được giao cho các tổ chức, cá nhân, tuy nhiên, còn thiếu vắng các quy định về trách nhiệm; đề nghị bổ sung để bảo đảm đúng nguyên tắc quyền hạn đi đôi với trách nhiệm.
Liên quan đến đề xuất một số chính sách mới tương thích với các luật đang sửa đổi như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... Ủy ban làm rõ, nhiều nội dung ở các dự thảo này còn ý kiến khác nhau nên đề nghị Chính phủ bám sát để đảm bảo dù Nghị quyết này hoàn toàn có thể quy định khác với các luật đó, song vẫn phải bảo đảm khả thi, hợp lý...

-
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù -
Sau hợp nhất, Hải Dương sẽ trở thành cực tăng trưởng mới -
Đã có nhà nhưng cách nơi làm việc 30 km trở lên vẫn có thể được mua nhà ở xã hội -
Đại biểu tán thành hậu kiểm về kiểm soát gian lận vốn ảo khi đăng ký thành lập doanh nghiệp -
Việt - Mỹ đàm phán phiên thứ 2 về thuế đối ứng tại Washington D.C -
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh, trong đó có tội tham ô -
Phát hành trái phiếu riêng lẻ: Nợ phải trả không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt