Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
TP.HCM: Chuyên gia nước ngoài đã quay trở lại làm việc
Mạnh Bôn - 28/05/2014 07:52
 
  Hầu hết chuyên gia nước ngoài tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở TP.HCM rời khỏi Việt Nam sau sự cố 13/5 đã quay trở lại điều hành doanh nghiệp.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chính sách hỗ trợ DN bị thiệt hại của Bình Dương
Doanh nghiệp bị đập phá cần được hỗ trợ kịp thời
Đồng Nai cam kết bảo vệ cho nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tướng chính thức kết luận việc hỗ trợ doanh nghiệp
Nhanh chóng triển khai việc hỗ trợ, bồi thường cho DN bị đập phá

Bà Trần Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết, tính đến ngày hôm nay, hầu hết chuyên gia nước ngoài về nước sau sự kiện công nhân biểu tình và có hành vi quá khích đập phá nhà xưởng, máy móc của 32 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM vào đêm 13 và ngày 14/5 đã quay trở lại làm việc.

Theo thống kê của Ban quản lý Các khu chế xuất và khu công nghiệp TP.HCM (Hepza), trên địa bàn TP.HCM chỉ có 32 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung ở Khu chế xuất Linh Trung 1, Linh Trung 2 và Khu công nghiệp Đình Chiểu bị thiệt hại về tài sản do sự cố công nhân bị kích động, xúi giục biểu tình với số tiền sơ bộ là 3,962 tỷ đồng.

  Bà Trần Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM  
  Bà Trần Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM  

Trong đó có 2 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng (hư hỏng máy móc, nguyên vật liệu, thành phẩm); 17 doanh nghiệp bị thiệt hại vừa (hư hỏng hàng rào, kính chớp bảo vệ nhà xưởng); và 13 doanh nghiệp được coi là bị thiệt hại nhẹ khi chỉ hư hỏng cổng hàng rào.

“Như vậy so với Bình Dương và Đồng Nai, số doanh nghiệp bị thiệt hại, mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn TP.HCM có thể nói là rất nhỏ. Tuy nhiên, UBND TP.HCM vẫn nhìn nhận, điều quan trọng là nhiều doanh nghiệp FDI trên địa bàn phải ngừng sản xuất, do lo ngại bất ổn”, bà Trần Lệ Nga, Phó cục trưởng Cục thuế TP.HCM cho biết.

Mặc dù các doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP.HCM không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng lãnh đạo TP.HCM đã có sự lo ngại không nhỏ.

Sự lo ngại của lãnh đạo TP.HCM ngay từ những ngày đầu xảy ra bất ổn không phải là thừa, bởi không chỉ 32 doanh nghiệp bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau mà có tới 124 doanh nghiệp do lo ngại tình hình bất ổn đã phải cho 94.000 lao động tạm thời nghỉ việc, trong đó 41 doanh nghiệp ngừng hoạt động 3 ngày; 54 doanh nghiệp ngừng 2 ngày và 29 doanh nghiệp ngừng 1 ngày.

“Không những thế, ngay sau sự kiện đêm 13 và ngày 14/5, rất nhiều doanh nghiệp đã cho chuyên gia nước ngoài về nước hoặc sang nước khác. Nhưng đến ngày hôm nay, 27/5, theo báo cáo sơ bộ của Hepza, hầu hết chuyên gia nước ngoài rời khỏi Việt Nam đã quay trở lại điều hành doanh nghiệp, là điều kiện vô cùng quan trọng giúp tất cả các doanh nghiệp FDI trên địa bàn hoạt động bình thường trở lại”, bà Nga cho biết thêm.

Về phần xử lý tài chính đối với doanh nghiệp bị thiệt hại, bà Nga cho biết, ngay sau khi xảy ra biến cố, Cục Thuế TP.HCM đã chủ động làm việc với Hepza để nắm bắt kịp thời danh sách doanh nghiệp và mức độ thiệt hại. Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM đã kịp thời thành lập Tổ thường trực nhằm tháo gỡ ngay vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, 8/32 doanh nghiệp tính đến ngày 30/4/2014 vẫn còn nợ thuế và các khoản đóng góp vào ngân sách với số tiền 65 tỷ đồng đã được cơ quan thuế tạm khoanh lại đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục khoanh nợ trong khi chờ Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có hướng dẫn cụ thể về thời gian, số thuế được gia hạn.

10/32 doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 4 phải nộp trong tháng 5 (hạn cuối cùng là ngày 20/5) cũng được cơ quan thuế cũng chủ động khoanh lại.

“Trong khi đúng ra, 10 doanh nghiệp này bị phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Không những chúng tôi không xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế mà còn hướng dẫn họ làm hồ sơ gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế để tránh vi phạm chính sách thuế”, bà Nga cho biết.

Trong số 22 doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, cơ quan thuế đang tích cực phân loại, ưu tiên hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính để giảm bớt khó khăn.

Hiện tại, có không ít doanh nghiệp băn khoăn về việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, xác định chi phí đối với phần bị thiệt hại.

“Về vấn đề này, chúng tôi đã có văn bản gứi tới từng doanh nghiệp để họ yên tâm trong việc xác định chi phí cũng như khấu trừ thuế đầu vào đối với phần giá trị tài sản, vật tư, hàng hóa bị tổn thất”, bà Nga thông báo.

“Số doanh nghiệp bị thiệt hại không nhiều, mức độ thiệt hại không lớn, nhưng có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, kể cả doanh nghiệp bị thiệt hại lẫn doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi sự cố đêm 13 và ngày 14/5 có quan hệ giao dịch, mua bán sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, nguyên liệu với doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Dương nên mức độ ảnh hưởng thiệt hại chưa thể cân đo đong đếm được”, bà Nga nhận định.

Được biết, để lấy lại lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các giải pháp cụ thể đã và đang được giải quyết, ngày 27/5, Hepza đã làm việc với một số doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và đưa ra hướng xử lý sử dụng một phần Quỹ duy tu mà trước đây các doanh nghiệp trong khu chế xuất - khu công nghiệp nộp cho Hepza để bù đắp một phần thiệt hại cho các doanh nghiệp bị đập phá nhà xưởng.

Nhà đầu tư không muốn rời mảnh đất này

Nhà đầu tư không muốn rời mảnh đất này

() Không một nhà đầu tư nước ngoài nào, kể cả những người bị thiệt hại nặng nhất trong vụ việc xảy ra ngày 13 - 14/5, muốn rời bỏ Việt Nam, địa điểm đầu tư mà họ đã chọn để tạo dựng sự nghiệp.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư